Các dạng BDHSG môn Toán Lớp 5 trường TH Hợp Thanh B

Tr­êng TiÓu häc Hîp Thanh B

PAGE

N¨n häc 2015 - 2016

TÍNH NHANH

Bài 1:        Tính nhanh999999999:81-123456789:10+11111111,1         (9 chữ số 9 và 9 chữ số 1)

Giải

999999999:81-123456789:10+11111111,1= 12345679    –    12345678,9 + 11111111,1       

= 0,1 + 11111111,1

= 11111111,2

                                                       

Bài 2:

Giải

a).

2/9 + 6/27 + 8/36 + 12/54 + 16/72 + 18/81 =

2/9 x 6 = 4/3

b).

(1-2/5)x(1-2/7)x(1-2/9)x……x(1-2/99)=

3 x 5 x 7 x ……… x 97     =     3/99

5 x 7 x 9 x ……….x 99

c).

Gọi A= 1/2+1/4+1/8+1/16+…+1/1024

Nhân A với 2:

Ax2 = 1+1/2+1/4+1/8+……..+1/512

Ax2 – A = 1+1/2+1/4+1/8+……..+1/512 – (1/2+1/4+1/8+1/16+…+1/512+1/1024)

A = 1 – 1/1024 = 1023/1024

Cách 2:

(1-1/2)+(1/2-1/4)+………+(1/512-1/1024) =

1 – 1/1024 = 1023/1024

Bài 3:

Tính tổng: 1x2 + 2x3 + 3x4 + 4x5 +.............+ 99x100

Giải

Gọi biểu thức trên là A, ta có :

A = 1x2 + 2x3 + 3x4 + 4x5 + ...+ 99x100

A x 3 = 1x2x3 + 2x3x3 + 3x4x3 + 4x5x3 + ... + 99x100x3

A x 3 = 1x2x3 + 2x3x(4-1) + 3x4x(5-2) + 4x5x(6-3) + ... + 99x100x(101-98)

A x 3 = 1x2x3 + 2x3x4 - 1x2x3 + 3x4x5 - 2x3x4 + 4x5x6 - 3x4x5 + ... + 99x100x101 - 98x99x100.

A x 3 = 99x100x101

A = 99x100x101 : 3

A = 333300

Bài 4:

        Tính nhanh.

        8/9 x 15/16 x 24/25 x...x 2499/2500

Giải

8/9 x 15/16 x 24/25 x...x 2499/2500

= (2x4)/(3x3) x (3x5)/(4x4) x (4x6) / (5x5) x ... x (49x51) / 50x50)

= 2x4x3x5x4x6x...x49x51 / 3x3x4x4x5x5x...x50x50 (giản ước tử và mẫu)

= (2x51) / (3x50)

= 17/25

Bài 5:

        Tính nhanh:

        A = 1/1x2x3 + 1/2x3x4 + 1/3x4x5 + ... + 1/98x99x100

Giải

1/1x2x3= ½ x(1/(1x2) – 1/(2x3)   

1/2x3x4= ½ x(1/(2x3) – 1/(3x4)

1/3x4x5= ½ x(1/(3x4) – 1/(4x5)   

……………………………

1/98x99x100= ½ (1/(98x99) – 1/(99x100)

A = ½ x (1/1x2 – 1/2x3 + 1/2x3 – 1/3x4 + 1/3x4 – 1/4x5  + …….. + 1/98x99 – 1/99x100)

A = ½ x (1/1x2 – 1/99x100) =1/2 x ( ½ - 1/9900)

    = ½ x (4950/9900 – 1/9900) =1/2 x 4949/9900

A = 4949/19800

Hoặc :

Nhân A với 2 ta được:

A = 2/1x2x3 + 2/2x3x4 + 2/3x4x5 + ... + 2/98x99x100

   = (1/1x2 – 1/2x3) + (1/2x3 – 1/3x4) + (1/3x4 – 1/4x5)  + …….. + (1/98x99 – 1/99x100)   = 1/1x2 – 1/99x100 = 1/2 – 1/9900 = 9898/19800Vậy:A = 1/1x2x3 + 1/2x3x4 + 1/3x4x5 + ... + 1/98x99x100    = 9898/19800 : 2

A = 4949/19800

Bài 6:        Tính: A=1x2x3 + 2x3x4 +…+ 100x101x102 Giải

A=1x2x3 + 2x3x4 +…+ 100x101x102Nhân A với 4 ta được:A x 4 = 1x2x3x4 + 2x3x4x 4 + 3x4x5x4 +…+100x101x102x4A x 4 = 1x2x3x4 + 2x3x4x(5-1) + 3x4x5x(6-2) + ... + 100x101x102x(103 - 99)A x 4 = 1x2x3x4 + 2x3x4x5 - 1x2x3x4 + 3x4x5x6 - 2x3x4x5 + ... + 100x101x102x103 - 99x100x1001x102Sau khi cộng - trừ giản ước ta có : A x 4 = 100x101x102x103A = 100 x101x102x103 : 4 = 26527650

Bài 7:Tính nhanh: 11 x 34 – ( 34 + 6 x 34 + 102)Tính nhanh:11x34-(34+6x34+102) = 11x34 – [34x(1+6+3)] =  11x34 – 10x34 = 34 Bài 8:Tính nhanh:         2x3+3x4+4x5+5x6+....+29x30

            Giải

Gọi biểu thức trên là A, ta có :

A = 1x2 + 2x3 + 3x4 + 4x5 + ...+ 29x30

A x 3 = 1x2x3 + 2x3x3 + 3x4x3 + 4x5x3 + ... + 29x30x3

A x 3 = 1x2x3 + 2x3x(4-1) + 3x4x(5-2) + 4x5x(6-3) + ... + 29x30x(31-28)

A x 3 = 1x2x3 + 2x3x4 - 1x2x3 + 3x4x5 - 2x3x4 + 4x5x6 - 3x4x5 + ... + 29x30x31 – 28x29x30.

A x 3 = 29x30x31

A = 29x30x31 : 3

A = 8990

Bài 9:

So sánh A và B biết:

A= 163% X 167%                           B= 165% X 165%

Giải

Nhân A và B với 10000

A x 10000 = 163 x 167 = 165 x 163 + 165 + 161 = 165 x 164 + 161

B x 10000 = 165 x 165 = 165 x 164 + 165

Do 161 < 165 nên    A x 10000 < B x 10000

Hay:     A < B

Bài 10:

        Tính tổng :  A = 1 + 4 + 9 + 16 + .....+ 100 (A= 1x1 + 2x2 + 3x3 + … + 10x10)

Giải

A = 1 + 4 + 9 + 16 + ….. + 100

A = 1x1 + 2x2 + 3x3 + 4x4 + …… + 10x10

A = 1x(2-1) + 2x(3-1) + 3x(4-1) + …. + 10x(11-1)

A = 1x2 – 1 + 2x3 – 2 + 3x4 – 3 + …… + 10x11 – 10

A = (1x2 + 2x3 + 3x4 + ….. + 10x11) – (1+2+3+ … + 10)

A = (10x11x12) : 3 – (1+2+3+ …. +10)

A = 440 – 55

A = 385

Bài 11:

        Tính nhanh:  B = 1 x 1 + 2 x 2 + 3 x 3 + .............. + 100 x 100

Giải

B = 1 x 1 + 2 x 2 + 3 x 3 + .............. + 100 x 100

    = 1 x (2 - 1) + 2 x (3 - 1) + 3 x (4 - 1) + .................. + 100 x (101 – 1)

    = 1 x 2 – 1 + 2 x 3 – 2 + 3 x 4 – 3 + ..................... + 100 x 101 – 100

    = (1 x 2 + 2 x 3 + ............ + 100 x 101) – (1 + 2 + 3 + ................ + 100)

    = (100 x 101 x 102) : 3 - (101 x 100 : 2) 

    = 343400 – 5050

B = 338350

Bài 12:

        Tính tổng :  A = 4 + 16 + 36 + 64 +.....+ 10000

Giải

A:4 = 1 + 4 + 9 + 16 + ….. + 2500

A:4 = 1x1 + 2x2 + 3x3 + 4x4 + …… + 50x50

A:4 = 1x(2-1) + 2x(3-1) + 3x(4-1) + …. + 50x(51-1)

A:4 = 1x2 – 1 + 2x3 – 2 + 3x4 – 3 + …… + 50x51 – 50

A:4 = (1x2 + 2x3 + 3x4 + ….. + 50x51) – (1+2+3+ … + 50)

A:4 = (50x51x52) : 3 – (1+2+3+ …. +50)

A:4 = 46 852 – 1275 = 45 577

A = 45 577 x 4

A = 182 380

Bài 13:

        Tính M = 1 + 9 + 25 + 49 +...+ 9801

Giải

Cộng 2 vế với: 4+16+36+….+10000

M + (4+16+36+….+10000) = 1+4+9+16+25+….+9801+10000

    = 1x1 + 2x2 + 3x3 + …….. + 100x100

    = 1 x (2 - 1) + 2 x (3 - 1) + 3 x (4 - 1) + .................. + 100 x (101 – 1)

    = 1 x 2 – 1 + 2 x 3 – 2 + 3 x 4 – 3 + ..................... + 100 x 101 – 100

    = (1 x 2 + 2 x 3 + ............ + 100 x 101) – (1 + 2 + 3 + ................ + 100)

    = (100 x 101 x 102) : 3 - (101 x 100 : 2) 

    = 343400 – 5050

    = 338350

M + (4+16+36+….+10000) = 338350Ta thầy : 4+16+36+….+10000

    = 4x(1 + 4 + 9 + …….. + 2500)

    = 4x(1x1 + 2x2 + 3x3 + …….. + 50x50)

    = 4x(1 x (2 - 1) + 2 x (3 - 1) + 3 x (4 - 1) + .................. + 50 x (51 – 1))

    = 4x(1 x 2 – 1 + 2 x 3 – 2 + 3 x 4 – 3 + ..................... + 50 x 51 – 50 )

    = 4x[(1 x 2 + 2 x 3 + ............ + 50 x 51) – (1 + 2 + 3 + ................ + 50)]

    = 4x[(50 x 51 x 52) : 3 - (50 x 51 : 2)] 

    = 171700

Vậy:  M + 171700 = 338350

M = 338350 – 171700

M = 166 650

Bài 14:

        Tính nhanh:    (1/51 + 1/52 + 1/53 + ............. + 1/100) / (1/1x2 + 1/3x4 + .......... + 1/99x100)

Giải

Xét mẫu số:   1/(2x3) + 1/(3x4) + …… + 1/(99x100)

       = 1/1 – 1/2 + 1/3 – 1/4 + ......... + 1/99 – 1/100

       = (1 + 1/3 + ............ + 1/99) – (1/2 + 1/4 + .......... + 1/100)

       = (1 + 1/3 + ............ + 1/99)+(1/2+1/4+1/6+….+1/100) – (1/2+1/4+1/6+ .......... + 1/100)x2

       = (1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + ..... + 1/99 + 1/100) – (1 + 1/2  + 1/3 + ....... +1/50 )

       = 1/51 + 1/52 + 1/53 + ............. + 1/100            (Đơn giản số trừ)

Vậy:  (1/51 + 1/52 + 1/53 + ............. + 1/100) / (1/1x2 + 1/3x4 + .......... + 1/99x100)     =

          (1/51 + 1/52 + 1/53 + ............. + 1/100) / (1/51 + 1/52 + 1/53 + ............. + 1/100) = 1

Bài 15:

        Tính nhanh:   1/(1 x2) + 1/ (2 x 3) + 1/ (3 x 4) + ................. + 1/ (2013 x 2014)

Giải

Ta thấy:

1/(1x2) = 1 – 1/2

1/(2x3) = 1/2 – 1/3

1/(3x4) = 1/3 – 1/4

……………

Nên:   1/1 x2 + 1/ 2 x 3 + 1/ 3 x 4 + ................. + 1/ 2013 x 2014 =

1 – 1/2 + 1/2 – 1/3 + 1/3 – 1/4 + ........................ + 1/2013 – 1/2014 =

1 – 1/2014 = 2013/2014

Bài 16

        Tính A=  1/1x2x3 + 1/2x3x4 + 1/3x4x5 + ... + 1/2013x2014x2015

Giải

Nhân 2 vế với 2:

Ax2 = 2/1x2x3 + 2/2x3x4 + 2/3x4x5 + ... + 2/2013x2014x2015

        = 1/1x2-1/2x3 +1/2x3 - 1/3x4 + 1/3x4 -1/4x5 + ...+1/2013x2014 - 1/2014x2015

        = 1/1x2 - 1/2014x2015 =  4056194 / 8116420

A = 4056194 / 8116420 : 2

A = 2028097 / 8116420

Mở rộng: Mẫu số có tích 4 số tự nhiên liên tiếp như trường hợp sau ta 2 vế với 3. Chú ý là: 3 = 4-1 = 5-2 = 6-2 = ……… A = 1/1x2x3x4 + 1/ 2x3x4x5 + 1/3x4x5x6 + … + 1/27x28x29x30

A x 3 = 3/1x2x3x4 + 3/2x3x4x5 + 3/3x4x5x6 + .......... + 3/27x28x29x30

A x 3 = 1/1x2x3 - 1/2x3x4 + 1/2x3x4 - 1/3x4x5 + 1/3x4x5 - 1/4x5x6 + ........+ 1/27x28x29 - 1/28x29x30

A x 3 = 1/1x2x3 - 1/28x29x30 = 1/6 - 1/24360 = 146154 / 146160

A = 48718 / 146160

Bài 17:

        Tính:  S = 1x2-2x3+3x4-4x5+5x6-6x7+...-1998x1999+1999x2000 Giải

S = 1x2-2x3+3x4-4x5+5x6-6x7+...-1998x1999+1999x2000S = 1x2 +(3x4-2x3)+(5x6-4x5)+(7x8-6x7)+……..+(1999x2000 – 1998x1999)  = 2 + 3x(4-2) + 5x(6-4) + 7x(8-6) + ……… + 1999 x (2000-1998)   = 2 + 3x2 + 5x2 + 7x2 + ……… + 1999x2   = 2 x (1+3+5+7+…..+ 1999) S = 2 x 1000000 = 2 000 000Bài 18:

        Tính nhanh

                8/9 x15/16 x24/25 x 35/36 x ........x 99/100

Giải

Ta thấy:

8/9 = (2x4)/(3x3)  ;  15/16 = (3x5)/(4x4)  ;  24/25 = (4x6)/(5x5) ; …. ; 99/100 = (9x11)/(10x10)

Nên có thể viết lại :

(2x4x3x5x4x6 x5x7x6x8x7x9x8x10x9x11) / (3x3x4x4x5x5x6x6x7x7x8x8x9x9x10x10)

 (2 x 11) / (3 x 10) = 22/30 = 11/15

Bài 19:

    Tính nhanh:

        1x4+2x5+3x6+...+99x102

Giải

1x4+2x5+3x6+...+99x102 = 1x (2+2) + 2x(3+2) + 3x(4+2) + …. + 99x(100+2) =

(1x2+2x3+3x4+ …+99x100) + (2+4+6+…+198) =

Ta thấy: 1x2+2x3+3x4+…+99x100 nhân với 3 thì được

1x2x3+2x3x(4-1)+3x4x(5-2)+…+99x100x(101-98) =

1x2x3+2x3x4-1x2x3+3x4x5-2x3x4+….+99x100x101-98x99x100 =

99x100x101 = 999900

Vậy :  1x2+2x3+3x4+…+99x100 = 999900 : 3 = 333300

Còn 2+4+6+…+198 có (198-2) :2+1= 99 (số hạng)

Tổng bằng :  (198+2)x99 :2 = 9900

Kết quả :

1x4+2x5+3x6+...+99x102 = 333 300 + 9 900 = 343 200

Bài 20:

    Tính nhanh

        A = 1 + 2 + 4 + 8 + ..................... + 4096 + 8192

Giải

Cách 1:

A x 2 = 2 + 4 + 8 + ....................... + 16384

A x 2 – A = 16384 – 1 = 16383

Vậy A = 16383

Cách 2:

Ta thấy: Tổng 3 số hạng đầu là:

1 + 2 + 4 = 3 + 4

Tổng 4 số hạng đầu là:

1 + 2 + 4 + 8 = 7 + 8

Tổng 5 số hạng đầu là:

1 + 2 + 4 + 8 + 16 = 15 + 16

Theo quy luật đó ta sẽ tính được kết quả của tổng trên là:

A = 1 + 2 + 4 + 8 + ..................... + 4096 + 8192 = 8191 + 8192 = 16383

Vậy A = 16383

Cách 3:

Nhận xét từ TỔNG 3 số hạng đầu về sau ta được:

1+2+4              = 3+4

1+2+4+8         = 7+8

1+2+4+8+16   = 15+16

………………………

Vậy A = (8192-1)+8192 = 16383

PHẦN BỔ SUNG

Bài 21:

Tính tổng:

5/27 + 5/(27x2) + 1/(6x3) + 1/(3x9) + 5/(3x63) + 5/(63x4) + 5/(4x81) + 1/81

Giải

S = 5/27 + 5/(27x2) + 1/(6x3) + 1/(3x9) + 5/(3x63) + 5/(63x4) + 5/(4x81) + 1/81

S = 5/27 + 5/54 + 1/18 + 1/27 + 5/189 + 5/252 + 5/324 + 1/81

S = 5/27 + 5/54 + 5/90 + 5/135 + 5/189 + 5/252 + 5/324 + 5/405

S = 5/(9x3) + 5/(9x6) + 5/(9x10) + 5/(9x15) + 5/(9x21) + 5/(9x28) + 5/(9x36) + 5/(9x45)

S = 10/(9x6) + 10/(9x12) + 10/(9x20) + 10/(9x30) + 10/(9x42) + 10/(9x56) + 10/(9x72) + 10/(9x90)

S = 10/9 x (1/6 + 1/12 + 1/20 + 1/30 + 1/42 + 1/56 + 1/72 + 1/90)

S = 10/9 x (1/2x3 + 1/3x4 + 1/4x5 + 1/5x6 + 1/6x7 + 1/7x8 + 1/8x9 + 1/9x10)

S = 10/9 x (1/2 -13 + 1/3-1/4 + 1/4-1/55 + 1/5-1/6 + 1/6-1/7 + 1/7-1/8 + 1/8-1/9 + 1/9-1/10)

S = 10/9 x (1/2 - 1/10) = 10/9 x 4/10

S = 4/9

Bài 22:

Tính A=

Giải

A =

Bài 23:

Tìm A biết:

(1-1/3)x(1-1/6)x(1-1/10)x(1-1/15)x....x(1-1/780)xA=1

Giải

(1-1/3) x (1-1/6) x (1-1/10) x (1-1/15)x ...x (1-1/780) =2/3x 5/6x x 9/10 x...x 779/780 =4/6 x 10/12 x 18/20 x ...x 1558/1560 =4x10 x 18 x...x 1558/6x 12 x 20 x ...x 1560 =(1x4)x(2x5)x(3x6)x ... (37x40)x (38 x 41) / (2x3)x(3x4)x(4x5)x … x(39x40) =Giản ước ta còn41/3x39 = 41/117Ta được:41/117 x A = 1A = 1 : 41/117A = 117/41

Bài 24:

Tính:

Giải

=

=

=

=

=

= =

Bài 25:

Tính nhanh.

A = 1/3 + 1/6 + 1/10 + 1/15 + 1/21 + 1/28 + 1/36 + 1/45

Giải

Nhân A với 1/2. Ta được:

A/2 = 1/6 + 1/12 + 1/20 + 1/30 + 1/42 + 1/56 + 1/72 + 1/90

= 1/(2x3) + 1/(3x4) + … + 1/(9x10)

= 1/2 – 1/2 + 1/3 – 1/4 + …+ 1/9 – 1/10

= 1/2 – 1/10 = 4/10

A = 4/10 x 2 = 4/5

Bài 26:

Tính nhanh : A =

Giải

Ta có thể viết lại :

A =

A =

A x 12 =

A x 12 =

A x 12 = =

A =

Bài 27:

So sánh A và B. Biết:

A  = 1 x 2 + 2 x 4 + 3 x 6 + 4 x 8 +5 x 10 / 3 x 4 + 6 x 8 + 9 x 12 + 12 x 16 + 15 x 20          

B = 11111 / 66665 

Giải

A = 1x2 + 1x2x2x2 + 1x2x3x3 + 1x2x4x4 + 1x2x5x5 / 3x4 + 3x4x2x2 + 3x4x3x3 + 3x4x4x4 + 3x4x5x5

A = 1x2 x (4+9+16+25) / 3x4 x (4+9+16+25) = 1/6

A = 11111/66666

Vậy

A < B

Bài 28:

Tính: 6+16+30+48+...+19600+19998

Giải

B = 6 + 16 + 30 + 48 +...+ 19600 + 19998

Chia cả 2 vế cho 2 ta được

B/2 = 3 + 8 + 15 + 24 +  ......... + 98000+ 9999

B/2= 1x3+2x4+3x5+4x6+…….+98x100+99x101

B/2= 100/6.[(100-1)x(2x100+1)] = 328350

Suy ra: B =328350x2=656700

 

 

           

Bài 29:

Tính: 1+ 3 + 6 +10 +...+4851+4950

Giải

C=1+ 3 + 6 +10 +...+4851+4950

Nhân cả 2 vế với 2 ta được

           2xC= 1x2 + 2x3 + 2x6 +2x10 + ……… 2x4851+2x4950

            2xC=2+6+12+20+…………..+9702+9900

2xC = 1.2+2.3+3.4+...+99.100 = 333300

 Suy ra:       A= 333300:2 = 166650

 

Bài 30:

Tính: D = 2 + 5 + 9 + 14 + ....+ 4949 + 5049

Giải

Nhân cả 2 vế với 2 ta được

2xD=1x4+    2x5+ 3x6+   4x7+……..+98x101+99x102

2xD = 1(2+2)+2(3+2)+3(4+2)+...+99(100+2)

2xD = 1x2+1x2+2x3+2x2+3x4+3x2+...+99x100+99x2

2xD= (1x2+2x3+3x4+...+99x100)+2(1+2+3+...+99)

2xD =           333300       +                      9900        =      343200

 Suy ra : D= 343200 :2 =171600

Bài 31:

Tính: S = 2 + 2x2 + 2x2x2 + 2x2x2x2 + 2x2x2x2x2

Giải

Sx2 = 2x2 + 2x2x2 + 2x2x2x2 + 2x2x2x2x2 + 2x2x2x2x2x2

Sx2 – S = (2x2 + 2x2x2 + 2x2x2x2 + 2x2x2x2x2 + 2x2x2x2x2x2) – (2 + 2x2 + 2x2x2 + 2x2x2x2 + 2x2x2x2x2)

S = 2x2x2x2x2x2 – 2

Bài 32:

Chứng minh rằng với n là số tự nhiên, n>1 thì:

3/(9x14)+3/(14x19)+....+3/[(5n-1)x(5n +4)] <1/15

Giải

Đặt A = 3/(9x14)+3/(14x19)+....+3/[(5n-1)x(5n +4)]

Nhân A với 5/3 ta được:

5/3A = 5/(9x14)+5/(14x19)+....+5/[(5n-1)x(5n +4)]

5/3A = 1/9 – 1/(5n+4)

A = 3/5 x [1/9 – 1/(5n+4)]

Với n > 1 thì [1/9 – 1/(5n+4)] < 1/9

Mà 3/5 x 1/9 = 1/15

Suy ra: A = 3/5 x [1/9 – 1/(5n+4)] < 1/15

Hay: 3/(9x14)+3/(14x19)+....+3/[(5n-1)x(5n +4)] <1/15

Bài 33:

Cho A = 2/3^2 +2/5^2+2/7^2 +.....+2/2007^2. Chứng minh A <1003/2008

Giải

Ta thấy

2/(3x3) < 2/(2x4) = 1/2 – 1/4

2/(5x5) < 2/(4x6) = 1/4 – 1/6

2/(7x7) < 2/(6x8) = 1/6 – 1/8

………

2/(2007x2007) < 2/(2006x2008) = 1/2006 – 1/12008

Nên:

A = 2/3^2 +2/5^2+2/7^2 +.....+2/2007^2 < 2/(2x4) + 2/(4x6) + …. + 2/(2006x2008) =

1/2 – 1/4 + 1/4 – 1/6 + 1/6 – 1/8 + … + 1/2006 – 1/2008 =

1/2 – 1/2008 = 1003/2008

Vậy: A < 1003/2008

Bài 34:

Tính hiệu của A và B, biết:

A = 1x2x3x ... x15x16

B = 1 + (2x(1x2) + 3x(1x2x3) + ... + 15x(1x2x3x...x15)

Giải

Ta có: A = 1 x 2 x 3 x 4 x ….. x 15 x (15 + 1)

               = 15 x (1 x 2 x 3 x 4 x ….. x 15) + (1 x 2 x 3 x 4 x ….. x 15)

Cùng bớt ở A và B số hạng 15 x (1 x 2 x 3 x 4 x ….. x 15) ta có:

A= 1 x 2 x 3 x 4 x ….. x 15                        

B = 1+2x (1 x 2)+3 x(1 x 2 x 3) +4 x(1 x 2 x 3 x 4)+ … +14 x(1 x 2 x 3 x.. x 14)

Tương tự: A = 1 x 2 x 3 x 4 x ….. x 14 x (14 + 1)

Cùng bớt ở A và B số hạng 14 x (1 x 2 x 3 x 4 x ….. x 14) ta có:

A= 1 x 2 x 3 x 4 x ….. x 14

B = 1+2x (1 x 2)+3 x(1 x 2 x 3) +4 x(1 x 2 x 3 x 4)+ … +13 x(1 x 2 x 3 x.. x 13)

Theo quy luật phân tích như vậy ta có phép phân tích cuối cùng là:

A = 1 x 2 x 3 = 1 x 2 x (2 + 1) = 2 x (1 x 2) + 1 x 2

Lấy A – B = 2 x (1 x 2) + 1 x 2 – (1+2x (1 x 2)) = 1

Vậy A – B = 1.

Bài 35:

Tính  

(1+1/31+1/41+1/51)x(1/31+1/41+1/51+1/61) - (1+1/31+1/41+1/51+1/61)x(1/31+1/41+1/51)

Giải

Đặt

A = (1+1/31+1/41+1/51) x (1/31+1/41+1/51+1/61)

= (1/31+1/41+1/51) x (1/31+1/41+1/51+1/61) + (1/31+1/41+1/51+1/61)

B = (1+1/31+1/41+1/51+1/61) x (1/31+1/41+1/51)

= (1/31+1/41+1/51+1/61) x (1/31+1/41+1/51) + (1/31+1/41+1/51)

Ta thấy:

(1/31+1/41+1/51) x (1/31+1/41+1/51+1/61) = (1/31+1/41+1/51+1/61) x (1/31+1/41+1/51)

A – B = (1/31+1/41+1/51+1/61) – (1/31+1/41+1/51) = 1/61

Hay:

(1+1/31+1/41+1/51)x (1/31+1/41+1/51+1/61) - (1+1/31+1/41+1/51+1/61)x(1/31+1/41+1/51) = 1/61

CÁCH GIẢI CÁC DẠNG BÀI VỀ TOÁN CHUYỂN ĐỘNG CỦA KIM ĐỒNG HỒ.

     Toán về chuyển động của kim đồng hồ là một dạng toán khá khó và trừu tượng đối với học sinh. Để giúp học sinh phân biệt rạch ròi, nắm vững công thức và phương pháp giải một cách chính xác, nhanh nhạy tôi đã chia các bài toán “Chuyển động của hai kim đồng hồ” thành các dạng và cách giải cụ thể cho mỗi dạng như sau:

Dạng 1: Hai kim trùng khít lên nhau.

  * Trường hợp 1:  Khoảng cách giữa 2 kim lớn hơn 0.

  Bài toán:  Bây giờ là 7 giờ. Hỏi sau ít nhất bao lâu kim phút lại trùng lên kim giờ ?    

Phân tích:  Kim phút và kim giờ chuyển động vòng tròn nên đây là dạng toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau. Muốn biết được sau ít nhất bao lâu kim phút lại trùng lên kim giờ ? Ta hướng dẫn học sinh theo các bước cụ thể sau:    

 - Giáo viên cho học sinh quan sát vị trí của kim phút và kim giờ trên đồng hồ thật để trả lời câu hỏi:

(?) Vào lúc 7 giờ, kim phút và kim giờ nằm ở vị trí nào ?

(Kim phút chỉ số 12, kim giờ chỉ số 7)

(?)Khoảng cách giữa kim phút và kim giờ lúc đó là bao nhiêu ?

 (7/12 vòng đồng hồ)

(?) Đến khi kim phút và kim giờ trùng khít lên nhau thì khoảng cách giữa hai kim là bao nhiêu ?

(Bằng 0)

(?) Lúc đó kim phút đã đi hơn kim giờ đoạn đường bằng bao nhiêu ?

(Lúc đó kim phút đã đi nhiều hơn kim giờ một đoạn đường đúng bằng khoảng cách giữa hai kim đồng hồ lúc 7 giờ đúng, nghĩa là bằng 7/12 vòng đồng hồ).

(?) Mỗi giờ  kim phút và kim giờ đi được bao nhiêu ?

(Cứ mỗi giờ kim phút đi được 1 vòng đồng hồ còn kim giờ chỉ đi được 1/12 vòng đồng hồ nên trong một giờ kim phút đi nhanh hơn kim giờ là: 1 – 1/12 = 11/12 vòng đồng hồ.

Như vậy đây là chính là dạng toán “Hai động tử chuyển động cùng chiều đuổi nhau” có khoảng cách ban đầu là 7/12 vòng đồng hồ và hiệu hai vận tốc là 11/12 vòng đồng hồ. Từ sự hướng dẫn, phân tích đó học sinh sẽ vận dụng và giải bài toán như sau:

Bài giải:

       Trong một giờ kim phút đi được 1 vòng đồng hồ thì kim giờ sẽ đi được 1/12 vòng đồng hồ. Vậy hiệu vân tốc giữa kim phút và kim giờ là:

1 -  1/12 =  11/12 (vòng đồng hồ/giờ)

Lúc 7 giờ kim giờ cách kim phút  7/12 vòng đồng hồ.

Khoảng thời gian ngắn nhất để kim phút lại trùng với kim giờ là:

7/12 :  11/12 = 7/11 (giờ)

Đáp số: 7/11 giờ

    Cách tính:  Lấy khoảng cách giữa 2 kim chia cho hiệu vận tốc của chúng.

 *  Trường hợp 2:  Khoảng cách giữa 2 kim bằng 0.

    Bài toán:  Bây giờ là 12 giờ, ít nhất sau bao lâu  hai kim đồng hồ sẽ chập nhau ?

Phân tích: Ta nhận thấy lúc 12 giờ khoảng cách giữa hai kim là bằng 0 nên ta hướng dẫn học sinh giải theo các bước sau:

Bài giải:

          Lúc 12 giờ, hai kim đồng hồ cùng chỉ vào số 12. Vì kim phút đi nhanh hơn kim giờ nên kim phút đi hết một vòng đồng hồ tức là 1 giờ mà hai kim vẫn chưa gặp nhau, lúc này là 1 giờ đúng.

Lúc 1 giờ kim phút chỉ vào số 12, kim giờ chỉ vào số 1. Khoảng cách lúc này giữa hai kim là 1/12 vòng đồng hồ.

                        Hiệu vận tốc của hai kim là:

1 – 1/12 =11/12 (vòng đồng hồ/giờ).

Kể từ  lúc 1 giờ, thời gian để kim phút đuổi kịp kim giờ là:

1/12 :  11/12   = 1/11 (giờ)

Kể từ lúc 12 giờ, thời gian để hai kim chập nhau là:

1 + 1/11 = 12/11 (giờ)

Đáp số : 12/11 giờ

    Cách tính:  Lấy 1 cộng với số thời gian ít nhất để hai kim trùng khít lên nhau biết hiện tại lúc đó là 1 giờ đúng.

Dạng 2: Hai kim vuông góc với nhau.

   * Trường hợp 1: Khoảng cách giữa 2 kim nhỏ hơn hoặc bằng 1/4 vòng đồng hồ.

Bài toán:  Hiện nay là 3 giờ. Hỏi sau ít nhất bao lâu nữa thì kim phút và kim giờ vuông góc với nhau ?

Phân tích:Lúc 3 giờ kim phút vuông góc với kim giờ nên khoảng cách giữa hai kim là 1/4 vòng đồng hồ. Để kim phút vuông góc với kim giờ một lần nữa thì kim phút phải đuổi kịp kim giờ và đi tiếp đến khi khoảng cách giữa hai kim là 1/4 vòng đồng hồ. Từ cách phân tích này ta có bài giải sau:

Bài giải:

Hiệu vân tốc giữa kim phút và kim giờ là:

1 -  1/12 =  11/12 (vòng đồng hồ/giờ)

       Lúc 3 giờ khoảng cách giữa hai kim là 1/4 vòng đồng hồ. Vậy khoảng thời gian ngắn nhất để kim phút lại vuông góc với kim giờ là:

                                ( 1/4+ 1/4)  :  11/12 = 6/11 (giờ)

Đáp số: 6/11 giờ

    Cách tính: Lấy khoảng cách giữa 2 kim cộng 1/4 rồi chia cho hiệu vận tốc của chúng.

* Lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi: “Lúc đó kim phút đã đi hơn kim giờ đoạn đường bằng bao nhiêu ?” chúng ta cần lưu ý:

Đây là câu hỏi tương đối trừu tượng. Để học sinh dễ hình dung giáo viên nên cho học sinh quan sát hình vẽ để nhận thấy:  Khi kim phút và kim giờ tiếp tục tạo với nhau một góc vuông thì kim phút đã chạy vượt lên gặp kim giờ. Tại thời điểm đó, kim phút đã đi hơn kim giờ một đoạn đường bằng KCBĐ (1/4 vòng đồng hồ) và 1/4 vòng đồng hồ nữa. Như vậy từ lúc 3 giờ đến khi kim phút và kim giờ vuông góc với nhau một lần nữa thì kim phút đã đi hơn kim giờ đoạn đường là: 1/4+ 1/4 = 1/2(vòng đồng hồ).      

     * Trường hợp 2: Khoảng cách giữa 2 kim lớn hơn 1/4 vòng đồng hồ và nhỏ hơn hoặc bằng 3/4 vòng đồng hồ.

     Bài toán : Hiện nay là 5 giờ. Hỏi sau ít nhất bao lâu nữa