Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp – Đại học Vật lí hạt nhân

Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp – Đại học Vật lí hạt nhân

: HYPERLINK "mailto:Xuanhai26031985@gmail.com" Xuanhai26031985@gmail.com Trang PAGE 1

HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

A. Kiến thức cân nhớ:

I. Cấu tạp của hạt nhân nguyên tử. Độ hụt khối:

1. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử: Hạt nhân được cấu tạo từ các nuclôn. Có hai loại nuclôn:

- Prôtôn (p), khối lượng 1,67262.10 -27kg, mang điện tích nguyên tố dương +e (e = 1,6.10 -19C).

- Nơtrôn (n), khối lượng 1,67493.10 -27 kg, không mang điện.

- Ký hiệu của hạt nhân nguyên tử là: trong đó:

+ Z là nguyên tử số hay số prôtôn trong hạt nhân.

+ A là số khối bằng tổng số proton (Z) và số nơtron (N): A = Z + N.

2. Đồng vị: Là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôton Z nhưng có số nơtron N khác nhau.

VD:

3. Đơn vị khối lượng nguyên tử:

- Đơn vị khối lượng trong vật lí hạt nhân là khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u.

1u = =1,66055.10 -27kg.

- Khối lượng còn có thể là đơn vị của năng lượng chia cho c2, cụ thể: eV/c2 hoặc MeV/c2.

1u = 931,5 MeV/c2.

4. Năng lượng liên kết:

a. Lực hạt nhân: là lực tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân{Phạm vi tác dụng của lực hạt nhân là trong phạm vi kích thước hạt nhân nguyên tử, vào cỡ 10-15m. Ngoài phạm vi này lực giảm nhanh xuống không}.

b. Độ hụt khối. Năng lượng liên kết: Hạt nhân có khối lượng m.

- Độ hụt khối

- Năng lượng liên kết hạt nhân là năng lượng liên kết giữa các nuclôn trong hạt nhân: .

- Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho một nuclôn: , đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân.

- Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững{Hạt nhân nguyên tử bền vững khi , trong đó giá trị năng lượng liên kết riêng lớn nhất là 8,8MeV/nuclon}.

II.Sự phóng xạ:

Hiện tượng phóng xạ: Hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác gọi là hiện tượng phóng xạ.(Chỉ do các nguyên nhân bên trong, không chịu tác động của các yếu tố bên ngoài).

Các tia phóng xạ, và quy tắc dịch chuyển:

Phóng xạ α (): →

+ Tia α chính là hạt nhân nguyên tử . Hạt nhân con bị tiến 2 ô trong bảng tuần hoàn, số khối giảm đi 4 đơn vị.

+ Phóng ra từ hạt nhân với tốc độ 2.107m/s, iôn hóa môi trường mạnh, tầm bay xa ngắn.

Phóng xạ: phóng ra với tốc độ lớn gần bằng vận tốc ánh sáng, có khả năng iôn hóa môi trường nhưng yếu hơn tia , tầm bay xa dài hơn. Có hai loại tia :

+ Tia bêta trừ đó chính là các êlectron, kí hiệu hay .

→ kèm theo hạt phản hạt nơtrinô chuyển động với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng. → hạt nhân con lùi 1 ô trong bảng tuần hoàn, nhưng số khối không giảm.

+ Tia bêta cộng: đó chính là pôzitron hay electron dương, kí hiệu: hay .

→ kèm theo hạt nơtrinô chuyển động với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng.→ hạt nhân con tiến một ô trong bảng tuần hoàn, nhưng số khối không giảm.

c. Phóng xạ gamma () là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn, cũng là hạt phôtôn có năng lượng cao, khả năng đâm xuyên rất lớn.

Định luật phóng xạ:

- Gọi m0 và N0 lần lượt là khối lượng và số nguyên tử ban đầu của chất phóng xạ. Khi đó khối lượng và số nguyên tử còn lại sau thời gian t là:

và

- là hằng số phóng xạ, đặc trưng cho từng loại phóng xạ: , trong đó T gọi là chu kì bán rã.

Chú ý:

* Số Avôgađrô: NA = 6,022.1023 mol-1

* Đơn vị năng lượng: 1eV = 1,6.10-19 J; 1MeV = 1,6.10-13 J

* Đơn vị khối lượng nguyên tử (đơn vị Cacbon): 1u = 1,66055.10-27kg = 931 MeV/c2

* Điện tích nguyên tố: e = 1,6.10-19 C

* Khối lượng prôtôn: mp = 1,0073u

* Khối lượng nơtrôn: mn = 1,0087u

* Khối lượng electrôn: me = 9,1.10-31kg = 0,0005u

* Độ phóng xạ:

III. Phản ứng hạt nhân:

1. Định nghĩa: Quá trình tương tác giữa các hạt nhân với nhau để tạo thành hạt nhân khác.

Có hai loại phản ứng hạt nhân:

- Phản ứng hạt nhân tự phát: Quá trình tự phân rã của một hạt nhân không bền vững thành các hạt nhân khác.( Quá trình phóng xạ).

- Phản ứng hạt nhân kích thích: Quá trình các hạt nhân tương tác với nhau tạo ra các hạt nhân khác.

2. Các định luật bảo toàn trong phản ứn hạt nhân:

Xét phản ứng hạt nhân: .

- Định luật bảo toàn số nuclon (số khối): A1 + A2 A3 + A4.

- Định luật bảo toàn điện tích: Z1 + Z2 Z3 + Z4

- Định luật bảo toàn động lượng.

- Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần.

3. Năng lượng phản ứng hạt nhân:

* Nếu mtrước > msau thì phản ứng toả năng lượng, năng lượng được tính bởi:

Wtỏa = W = (mtrước - msau)c2.

- Có hai phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng:

+ Phản ứng nhiệt hạch: là quá trình hai hạt nhân rất nhẹ (A<10) kết hợp lại với nhau thành hạt nhân nặng hơn.

+ Phản ứng phân hạch: là quá trình một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn.

* Nếu mtrước < msau thì W< 0 nghĩa là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.

B. Các dạng toán thường gặp:

Chủ đề 1 : CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

1 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hạt nhân nguyên tử X được cấu tạo gồm Z nơtron và A prôtôn

B. Hạt nhân nguyên tử X được cấu tạo gồm Z nơtron và A nơtron

C. Hạt nhân nguyên tử X được cấu tạo gồm Z prôtôn và (A-Z) nơtron

D. Hạt nhân nguyên tử X được cấu tạo gồm Z nơtron và (A-Z) prôton

2 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn

B. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các nơtron

C. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn và các nơtron.

D. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôtôn, nơtron và electron

3 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số khối A bằng nhau.

B. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số prôtôn bằng nhau và số nơtron khác nhau.

C. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số nơtron bằng nhau và số prôtôn khác nhau.

D. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có khối lượng bằng nhau.

4 Định nghĩa nào sau đây về đơn vị khối lượng nguyên tử u là đúng?

A. u bằng khối lượng của một nguyên tử hiđrô H.

B. u bằng khối lượng của một hạt nhân nguyên tử cacbon C.

C. u bằng khối lượng của một hạt nhân nguyên tử cacbon C.

D. u bằng khối lượng của một nguyên tử cacbon C.

5 Hạt nhân U có cấu tạo gồm :

A. 238p và 92n B. 92p và 238n C. 238p và 146n D. 92p và 146n

6 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Năng lượng liên kết là toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ.

B. Năng lượng liên kết là năng lượng tỏa ra khi các nuclôn liên kết với nhau tạo thành hạt nhân.

C. Năng lượng liên kết là năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclôn.

D. Năng lượng liên kết là năng lượng liên kết cá electron và hạt nhân nguyên tử.

7 Hạt nhân đơteri D có khối lượng 2,0136u. Biết khối lượng của prôtôn là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết của hạt nhân D là :

A. 0,67MeV B. 1,86MeV C. 2,02MeV D. 2,23MeV

8 Hạt nhân Co có cấu tạo gồm : A. 33p và 27n B. 27p và 60n C. 27p và 33n D. 33p và 27n

9 Hạt nhân Co có khối lượng là 55,940u. Biết khối lượng của phôtôn là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Co là :

A. 70,5MeV B. 70,4MeV C. 48,9MeV D. 54,5MeV

10. Kí hiệu của nguyên tử mà hạt nhân của nó chứa 8p và 9n là

A. B. C. D.

11. Theo định nghĩa ,đơn vị khối lượng nguyên tử u bằng :

A. 1/16 khối lượng nguyên tử Ôxi. B. Khối lượng trung bình của nơtrôn và Prôtôn

C. 1/12khối lượng của đồng vị phổ biến của nguyên tử cacbon D.khối lượng của nguyên tử Hidrô

12. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo

A. Prôtôn B. Nơtrôn C. Prôtôn và Nơtrôn D. Prôtôn, Nơtrôn và electrôn

13 Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân

A. Có thể phân rã phóng xạ. B. Có cùng số Prôton Z. C. Có cùng số nơtrôn N D.Có cùng số nuclon A

14. Thành phần cấu tạo của hạt nhân urani là

A. 92 nơtrôn và 235 nuclon và 92 electrôn B. 92 prôtôn và 143 nơtrôn

C. 92 prôtôn và 235 nơtrôn D. 92 nơtrôn và 235 nuclon

15. Tính số nguyên tử hêli chứa trong 1g là

A. 1,5.1022 nguyên tử B. 1,5.1023 nguyên tử C. 1,5.1024 nguyên tử D. 3.1022 nguyên tử

16. Để so sánh độ bền vững giữa hai hạt nhân ta dựa vào đại lượng

A. Số khối A của hạt nhân B. Độ hụt khối hạt nhân C. Năng lượng liên kết hạt nhân D.Năng lượng liên kết riêng hạt nhân

17. Chọn câu sai :

A. Hidrô có hai đồng vị là đơtêri và triti B. Đơtêri kết hợp với ôxi thành nước nặng là nguyên liệu của công nghiệp nguyên tử C. Đơn vị khối lượng nguyên tử là khồi lượng của một nguyên tử Cacbon D.Hầu hết các nguyên tố đều là hỗn hợp của nhiều đồng vị

18 Xét một tập hợp xác định gồm các nuclon đứng yên và chưa liên kết. Khi lực hạt nhân liên kết chúng lại với nhau thành một hạt nhân nguyên tử thì ta có kết quả như sau:

A. Khối lượng hạt nhân bằng tổng khối lượng các nuclon ban đầu. B. Năng lượng nghỉ của hạt nhân tạo thành nhỏ hơn năng lượng nghỉ của hệ các nuclon ban đầu. C. Khối lượng hạt nhân lớn hơn tổng khối lượng các nuclon ban đầu. D.Năng lượng nghỉ của hạt nhân tạo thành bằng năng lượng nghỉ của hệ các nuclon ban đầu

19. Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân có

A. cùng số prôtôn nhưng khác nhau số nơtron B. cùng số nơtron nhưng khác nhau số prôtôn

C. cùng số khối D. cùng số khối nhưng khác nhau số nơtron

20. Kí hiệu của nguyên tử mà hạt nhân của nó chứa 15p và 16n là :

A. B. C. D.

21. Thành phần cấu tạo của hạt nhân Polôni là :

A.84 nơtron và 210 nuclon và 84 electron B.84 prôton và 210 nơtron

C.84 prôtôn và 126 nơtrôn D. 84 nơtron và 210 nuclon

22. Biết khối lượng các hạt nhân phốtpho là mP = 29,970u , prôtôn là mp = 1.0073u ,nơtrôn mn = 1,0087u ; 1u = 931 MeV/c2 .Năng lượng liên kết hạt nhân phốtpho là :

A. 2,5137 MeV B. 25,137 MeV C. 251,37 MeV D.2513,7 MeV

23 Khối lượng của hạt nhân Thori là mTh = 232,0381u, của nơtrôn mn = 1,0087u, của prôtôn mp = 1,0073u. Độ hụt khối của hạt nhân Thôri là A. 1,8543 u B. 18,543 u C. 185,43 u D.1854,3 u

24 Khối lượng nguyên tử của hạt nhân cacbon bằng

A. 6u B. 7u C. 8u D.14u

25. Biết khối lượng hạt nhân mMo = 94,88u; mp = 1,0073u; mn = 1,0087u; 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết hạt nhân Mô-líp-đen là A. 82,645 MeV B. 826,45 MeV C. 8264,5 MeV D. 82645 MeV

26. Đơn vị đo khối lượng trong vật lý hạt nhân là

A. kg B. đơn vị khối lượng nguyên tử (u). C. đơn vị eV/c2 hoặc MeV/c2. D. câu A, B, C đều đúng

27. Cho phản ứng hạt nhân sau:Biết độ hụt khối của là ∆mD = 0,0024 u và 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân là

A. 7,7188 MeV B. 77,188 MeV C. 771,88 MeV D. 7,7188 eV

28 Khối lượng của hạt nhân là 10,0113 (u), khối lượng của nơtrôn là mn = 1,0086 (u), khối lượng của prôtôn là mp = 1,0072 (u) và 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân là

A. 64,332 (MeV) B. 6,4332 (MeV) C. 0,64332 (MeV) D. 6,4332 (KeV)

29. Chọn câu đúng hạt nhân hêli có khối lượng mHe = 4,0015u, prôtôn mp = 1,0073u, nơtrôn mn = 1,0087u 1u = 931MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân hêli là:

A. 7,1MeV B. 14,2MeV C. 28,4MeV D.4,54.10-12 J

30 : . Đường kính hạt nhân nguyên tử vào khỏang :

A 10-6 đến 10-9 m B. 10-3 đến 10-8 m C.10-14 đến 10-15 m D.10-15 đến 10-20 m

31: . Số nguyên tử oxi chứa trong 4,4g khí CO2 là :

A. N = 6,023.1022 hạt B. N = 6,023.1023 hạt C. N = 1,2046.1022 hạt D. N = 1,2046.1023 hạt

32 . Số nguyên tử có trong khối lượng mo = 20g chất Rn ban đầu là

A. No = 5,42.1020 hạt B. No = 5,42.1022 hạt C. No = 5,42.1024 hạt D. Một giá trị khác

33 : . Năng lượng liên kết của hạt nhân nhôm là :( m(Al) = 26,974u, m(p) = 1,0073u, m(n) = 1,0087u, 1u = 931 MeV/c2 )

A. E = 22,595 MeV B. E = 225,95 MeV C. E = 2259,5 MeV D. E = 22595 MeV

34 : Lực hạt nhân là lọai lực :

A. Liên kết các nuclôn trong hạt nhân với nhau B. Là lọai lực mạnh nhất trong các lọai lực đã biết

C.Có bán kính tác dụng rất ngắn khỏang 10-15 m D. Cả 3 câu đều đúng

35 : . Ký hiệu nguyên tử mà hạt nhạn chứa 11p và 13n là :

A B C D

36 : . Dơn vị khối lượng nguyên tử 1u là :

A 1u = 1,66055.10-27 kg B 1u = 931 MeV/c2

C 1u = 1/12 khối lượng của nguyên tử cácbon C12 D Cả 3 câu đều đúng

37.Cho hạt nhân có khối lượng là 19,986950u, mP = 1,00726u ;mn = 1,008665u ; u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của có giá trị nào?

A. 7,666245 eV B. 7,066245 MeV C. 8,02487 MeV D. 8,666245 eV

38 Cho biết mp = 1,0073u ;mn = 1,0087u ;mD = 2,0136u ;1u =931Mev/c2. Tìm năng lượng liên kết của nguyên tử Đơtêri . A. 9,45MeV B. 2,23MeV C. 0,23MeV D.Một giá trị khác

39. Năng lượng liên kết của hạt nhân đơteri là 2,2MeV và của là 28MeV. Nếu hai hạt nhân đơteri tổng hợp thành thì năng lượng tỏa ra là: A. 30,2MeV B. 23,6MeV C. 25,8MeV D.19,2MeV

40. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì

A. càng dễ phá vỡ B. càng bền vững C. năng lượng liện kết bé D.số lượng các nuclon càng lớn

41. Khối lượng của hạt nhân là 13,9992u ,khối lượng của nơtrôn là mn = 1,0087u ,của Prôtôn mp = 1,0073u .Độ hụt khối của hạt nhân là A. 0,01128u B. 0,1128u C. 1,128u D.11,28u

42. Tính số lượng phân tử Nitơ có trong 1 gam nitơ .Biết khối lượng nguyên tử lượng của nitơ là 13,999u .Biết 1u = 1,66.10-24 g A. 43.1021 B. 215.1020 C. 43.1020 D. 215.1021

43. Một lượng khí ôxi chứa 1,88.1023 nguyên tử .Khối lượng của lượng khí đó là

A. 20g B. 10g C. 5g D.2,5g

44. Biết khối lượng các hạt nhân mAl = 26,974u ,prôtôn mp = 1,0073u,nơtrôn mn =1,0087u; 1u =931MeV/c2 .Năng lượng liên kết hạt nhân nhôm là

A. 2,26MeV B. 22,6 MeV C. 225,95MeV D.2259,54MeV

45. Khối lượng của hạt nhân là 10,0113u ,khối lượng của nơtrôn là mn = 1,0086u ;của prôtôn là mp = 1,0072u và 1u =931MeV/c2.Năng lượng liên kết của hạt nhân là

A. 64,332MeV B. 6,4332MeV C. 0,64332MeV D.6,4332 eV

46. Biết khối lượng mD = 2,0136u ;mp =1,0087u ;và 1u =931MeV/c2 .Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đơtêri là : A. 3,2013MeV B. 2,2344MeV C. 1,1172MeV D.4,1046MeV

Chủ đề 2 : SỰ PHÓNG XẠ

47Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra sóng điện từ.

B. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra các tia , , .

C. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra các tia không nhìn thấy và biến đổi thành hạt nhân khác.

D. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử nặng bị phá vỡ thành các hạt nhân nhẹ khi hấp thụ nơtron.

48 Kết luận nào về bản chất của các tia phóng xạ dưới đây là không đúng?

A. Tia , ,  đều có chung bản chất là sóng điện từ có bước sóng khác nhau. B. Tia  là dòng các hạt nhân nguyên tử.

C. Tia  là dòng hạt mang điện. D. Tia  là sóng điện từ.

49 Kết luận nào dưới đây là không đúng?

A. Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ.

B. Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một chất phóng xạ.

C. Độ phóng xạ phụ thuộc vào bản chất của chất phóng xạ, tỉ lệ thuận với số nguyên tử của chất phóng xạ.

D. Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ giảm dần theo thời gian theo quy luật quy định hàm số mũ.

50 Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính độ phóng xạ?

A. H(t)= -- B. H(t)= C. H(t)=N(t) D. H(t)=H0

51 Chọn đáp án đúng : Trong phóng xạ - hạt nhân X biến đổi thành hạt nhân Y thì :

A. Z’=(Z+1); A’=A B. Z’=(Z-1); A’=A C. Z’=(Z+1); A’=(A-1) D. Z’=(Z+1); A’=(A+1)

52 Chọn đáp án đúng : Trong phóng xạ + hạt nhân X biến đổi thành hạt nhân Y thì :

A. Z’=(Z+1); A’=A B. Z’=(Z-1); A’=A C. Z’= Z; A’=A+1 D. Z’=(Z+1); A’=(A-1)

53 Trong phóng xạ + hạt prôtôn biến đổi theo phương trình nào dưới đây :

A. p  n + e+ +v B. p  n + e+ C. n  p + e+ +v D. n  p + e+

54 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia  là dòng các hạt nhân nguyên tử Hêli He.

B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản của tụ điện tia  bị lệch về phía bản âm.

C. Tia  ion hóa không khí rất mạnh.

D. Tia  có khả năng đâm xuyên mạnh nên được sử dụng để chữa bệnh ung thư.

55 Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hạt + và hạt - có khối lượng bằng nhau. B. Hạt + và hạt - được phóng ra từ cùng một đồng vị phóng xạ.

C. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ hạt + và hạt - bị lệch về hai phía khác nhau.

D. Hạt + và hạt - được phóng ra có vận tốc bằng nhau (gần bằng vận tốc ánh sáng).

56 Một lượng chất phóng xạ có khối lượng m0. Sau 5 chu kì bán rã khối lượng chất phóng xạ còn lại là :

A. m0/5 B. m0/25 C. m0/32 D. m0/50

57 Na là chất phóng xạ - với chu kì bán rã 15 giờ. Ban đầu có một lượng Na thì sau một khoảng thời gian bao nhiêu lượng chất phóng xạ trên bị phân rã 75%?

A. 7h 30min B. 15h 00min C. 22h 30min D. 30h 00min

58 Đồng vị Co là chất phóng xạ - với chu kì bán rã T=5,33năm, ban đầu có một lượng Co có khối lượng m0. Sau một năm lượng Co trên bị phân rã bao nhiêu phần trăm? A. 12,2% B. 27,8% C. 30,2% D. 42,7%

59 Một lượng chất phóng xạ Rn ban đầu có khối lượng 1mg. Sau 15,2 ngày độ phóng xạ giảm 93,75%. Chu kì bán xã của Rn là : A. 4,0 ngày B. 3,8 ngày C. 3,5 ngày D. 2,7 ngày

60 Một lượng chất phóng xạ Rn ban đầu có khối lượng 1mg. Sau 15,2 ngày độ phóng xạ giảm 93,75%. Độ phóng xạ của lượng Rn còn lại là : A. 3,40.1011Bq B. 3,88.1011Bq C. 3,58.1011Bq D. 5,03.1011Bq

61 Một chất phóng xạ Po phát ra tia  và biến đổi thành Pb. Chu kì bán rã của Po là 138 ngày. Ban đầu có 100g Po thì sau bao lâu lượng Po chỉ còn 1g?

A. 916,85 ngày B. 834,45 ngày C. 653,28 ngày D. 548,69 ngày

62 Một chất phóng xạ Po phát ra tia  và biến đổi thành Pb. Biết khối lượng các hạt là mPb=205,9744u, mPo=209,9828u, m=4,0026u. Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân Po phân rã là :

A. 4,8MeV B. 5,4MeV C. 5,77MeV D. 6,2MeV

63 Một chất phóng xạ Po phát ra tia  và biến đổi thành Pb. Biết khối lượng các hạt là mPb=205,9744u, mPo=209,9828u, m=4,0026u. Năng lượng tỏa ra khi 10g Po phân rã hết là :

A. 2,2.1010J B. 2,5.1010J