Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 11 - Chủ đề: Phân bón hóa học

CHỦ ĐỀ: PHÂN BÓN HÓA HỌC

Lớp 11 ( 2 tiết)

I) Nội dung

- Khái niệm về: phân bón hóa học

- Ý nghĩa của phân bón hóa học

- Phân loại các loại phân

II) Mục đích yêu cầu

1) Kiến thức

Biết:

- Học sinh biết các khái niệm: phân bón hóa học

- Học sinh biết cách phân biệt các loại phân

- Học sinh biết đánh giá hàm lượng độ dinh dưỡng của phân

- Học sinh biết được ý nghĩa của các loại phân bón phù hợp với các loại đất và cây trồng

- Học sinh biết phân loại các loại phân bón hóa học nếu bị mất nhãn mác

- Học sinh biết quan sát các thí nghiệm và hình ảnh

- Ứng dụng , điều chế các loại phân

Hiểu:

- Học sinh hiểu bản chất của các loại phân

- Học sinh hiểu được vai trò của các loại phân

- Học sinh hiểu vì sao cần bón các loại phân bón phù hợp cho từng loại đất nông nghiệp khác nhau

Vận dụng thấp:

- Học sinh phân biệt được các loại phân

- Học sinh biết chọn phân phù hợp cho các loại đất nông nghiệp

- Học sinh giải thích và viết được các phương trình hóa học từ thí nghiệm có liên quan đến phân bón hóa học

Vận dụng cao:

- Học sinh giải thích được bản chất việc các lọai phân phù hợp với từng loại đất

- Học sinh làm được các bài tập liên quan tới phân bón hóa học

- Học sinh dự đoán được sản phẩm, giải thích thí nghiệm, viết ptpư

- Học sinh liên hệ thực tế về việc sử dụng phân bón quá liều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

2) Kỷ năng:

- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học.

- Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.

- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng

3) Phát triển năng lực

- Phát triển cho học sinh các năng lực:

+ Năng lực tính toán

+ Năng lực tư duy sáng tạo

+ Năng lực tự học

+ Năng lực ngôn ngữ hóa học

+ Năng lực thực hành hóa học.

+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

+ Năng lực hợp tác

III) Bảng mô tả các mức độ nhận thức

Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cho chủ đề phản ứng oxi hóa – khử

Mức độ

Nội dungNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng caoKhái niệm phân bón hóa học

Biết một số loại phân bónLoại phân đó cung cấp nguyên tố nàoXác định đúng các loại phânPhân loại các loại phân đạm , lân , kali

Nắm được nguyên tắc phân loại phân Phân loại đúng các loại phân bón hóa họcTính được độ dinh dưỡng của các loại phânXác định đúng công thức phân bónVận dụng giải thích vận dụng thực tiễn

Vai trò của các loại phân bónGiải thích các loại phân phù hợp với 1 số loại đất Giải thích các vụ ngộ độc thức ăn liên quan tới ý thức sử dụng sai mục đích của người tiêu dùng

IV) Câu hỏi và bài tập

1) Mức độ nhận biết:

Câu 1

Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:

A.CaCO3             B.Ca3(PO4)2               C.Ca(OH)2       D.CaCl2                                                       

Câu 2 Trong các loại phân bón sau, phân bón hoá học kép là:

A.(NH4)2SO4                            B.Ca (H2PO4)2                                        

 C.KCl                                     D.KNO3                                               

Câu 3  Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?

A. KCl                                     B. Ca3(PO4)2                                            

C. K2SO4                                   D. (NH2)2CO     

Câu 4: Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion:

A. NO3- và NH4+ B. NH4+, PO43-

C. PO43- ,K+ D. K+ , NH4+

Câu 5: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng:

A. %N B. %P2O5

C. %K2O D. %P

Câu 6 Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là:

A.Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4                            B. NH4NO3 ,Ca(H2PO4)2   

C. NH4H2PO4,(NH4)2HPO4                          D. NH4H2PO4 ,Ca(H2PO4)2

Câu 7 Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của

A. (NH4)2HPO4 ,KNO3              B. (NH4)2HPO4,NaNO3    

C. (NH4)3PO4 , KNO3               D. NH4H2PO4 ,KNO3

     2) Mức độ thông hiểu                      

Câu 1 Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:

A. KNO3 , NH4NO3 , (NH2)2CO

B. KCl , NH4H2PO4 , Ca(H2PO4)2

C. (NH4)2SO4 , KCl , Ca(H2PO4)2

D. (NH4)2SO4 ,KNO3 , NH4Cl       

Câu 2  Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Thành phần chính của  supephotphat kộp gồm  Ca(H2PO4)2 và CaSO4                  

B. Urê có công thức là (NH2)2CO

C. Supephotphat chỉ có Ca(H2PO4)2                                                                                 

D.  Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng

     Câu 3 Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion:

A. NO3- và NH4+                      B. photphat (PO43-)                

C. PO43-  và K+                         D. K+  và NH4+

Câu 4 Loại đạm nào sau đây được gọi là đạm 2 lá?

A.NaNO3              B.NH4NO3            C.Ca(NO3)2          D. (NH4)2CO3

Câu 5 Để đánh giá chất lượng phân đạm, người ta dựa vào chỉ số

A.% khối lượng NO có trong phân

B.% khối lượng HNO3 có trong phân

C.% khối lượng N có trong phân

D.% khối lượng NH3 có trong phân

 Câu 6 Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:

A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng   

B. nguyên tố nitơ và một số nguyên tố khác

C. nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác         

D. nguyên tố kali và một số nguyên tố khác

Câu 7 Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion:

A. NO3- và NH4+             B. NH4+, PO43-         C. PO43-  ,K+                   D. K+  , NH4+

Câu 8 Phân kali cung cấp kali cho cây dưới dạng ion:

 A. NO3- và NH4+              B. K+                  C. photphat (PO43-)       D. K+  và NH4+

Câu 9 Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất:   

A. ít chua              B. chua                           C. kiềm                           D. trung tính

3) Mức độ vận dụng thấp                      

Câu 1 Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng  đạm cao nhất ?

A. NH4NO3                                        B.NH4Cl              

C.(NH4)2SO4                            D. (NH2)2CO                                        

Câu 2 Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:

A. NaOH B. Ba(OH)2

C. AgNO3 D. BaCl2                                                  

Câu 3 Để nhận biết dung dịch NH4NO3 , Ca3 (PO4)2  , KCl người ta dùng dung dịch :

A.NaOH               B. Ba(OH)2                            

C. KOH                D.Na2CO3                                                    

Câu 4 Cho 0,1 mol Ba(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đktc là :

A. 2,24  lít            B. 4,48  lít                      C. 22,4  lít            D. 44,8  lít                           

Câu 5 Khối lượng của nguyên tố N có trong 200 g (NH4)2SO4 là

A.42,42 g             B. 21,21 g                      C. 24,56 g            D. 49,12 g

Câu 6 Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong (NH2)2CO là :

A. 32,33%            B. 31,81%                     

C. 46,67%            D. 63,64%                                       

Câu 7 Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất? 

A. KCl.                  B. NH4NO3.                  C. NaNO3.                     D. K2CO3

Câu 8 Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây:

A.Muối ăn            B. thạch cao                            C. phèn chua                  D. vụi sống

Câu 9 Phân đạm ure thường chứa 46% N. Khối lượng (kg) urê đủ cung cấp 70 kg N:

A. 152,2               B. 145,5               C. 160,9                D. 200,0

Câu 10 Phân lân suphephotphat kép thực sản  xuất được thường chỉ chứa 40% P2O5. Hàm lượng % Ca(H2PO4)2 trong phõn: A. 69,0                      B. 65,9                           C. 71,3                           D. 73,1

Câu 11 Phân kali KCl sản xuất được từ quặng sinvinit thường chỉ chứa 50% K2O. Hàm lượng % KCl trong phân bón đó:

A. 72,9                           B. 76.0                           C. 79,2                           D. 75,5

 4) Mức độ vận dụng cao                     

Câu 1: Phân kali KCl sản xuất được từ quặng sinvinit thường chỉ chứa 50% K2O. Hàm lượng % KCl trong phân bón đó:

A. 72,9 B. 76.0 C. 79,2 D. 75,5

Câu 2: (ĐHA12) Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là:

95,51% B. 65,75% B. 87,18% D. 88,52%

Câu 3: (ĐHB10) Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này:

A. 42,25%. B. 39,76%. C. 48,52%. D. 45,75%

Câu 4: Những vụ ngộ độc thực phẩm do cá biển ướp ure. Hãy giải thích bằng kiến thức hóa học của các em? ( Câu hỏi mở )

V) KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

Nội dungHình thức tổ chức dạy họcThời lượngThời điểmThiết bị, học liệuGhi chúPhân đạm , phân lân,

Phân kali, phân phức hợpTại lớp 1 tiếtTiết 28Máy chiếu, hoặc ti vi, máy tính, giấy A0.Luyện tậpTại lớp 1 tiếtTiết 29Máy chiếu, hoặc ti vi, máy tính, .

VI) Tiến trình dạy học

Tiết 1:

Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ ( 5 ph)

1) Mục tiêu: Gây hưng phấn cho học sinh học tập

2) Nhiệm vụ: Học sinh giải ô chữ hàng dọc và tìm ra từ khóa.

3) Cách thức tiến hành hoạt động: Hoạt động cả lớp

Chuẩn bị của giáo viênChuẩn bị của học sinhDùng phần mềm chuẩn bị hình ảnh

Soạn câu hỏi

Dùng ti vi hoặc máy chiếuNghiên cứu kỹ bài cũ ở các chương trước

Sách giáo khoa

Kiến thức liên quan đến phân bón

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.

1) Mục tiêu:

- Sau bài học này học sinh biết và hiểu các loại phân bón có vai trò quan trọng đối với mùa màng như thế nào?

- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp.

- Học sinh tư vấn giúp bà con nông dân bón phân cho cây trồng hợp lý, để tăng năng suất mùa màng , an toàn thực phẩm và không gây ô nhiểm môi trường.

2) Nhiệm vụ học tập của học sinh:

- Nghiên cứu các loại phân bón.

- Tìm hiểu các bác nhà nông giỏi chăm sóc cây trồng bằng phân bón như thế nào?

- Áp dụng khoa học kỷ thuật và kiến thức đã học để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.

3) Cách thức tiến hành hoạt động:

Nhiệm vụ 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM I

Nghiên cứu phần: I. Phân đạmCâu 1. Phân đạm cung cấp nguyên tố nào cho cây, dưới dạng nào ?

Câu 2. Nêu tác dụng của phân đạm ?

Câu 3. Độ dinh dưỡng của phân đạm được tính theo tỉ lệ % về khối lượng của nguyên tố nào?

Câu 4. Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống Loại phân bónPhân đạm amoniPhân đạm nitratPhân đạm UreThành phần hoá học chính

Phương pháp điều chế

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM II

Nghiên cứu phần: II. Phân lânCâu 1. Phân lân cung cấp cho cây nguyên tố nào, dưới dạng gì ?

Câu 2. Tác dụng của phân lân đối với cây trồng ?

Câu 3. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo hàm lượng chất nào?

Câu 4. Nguyên liệu để sản xuất phân lân là gì?Câu 5. Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào ô trống Loại phân bónSupephotphat đơnSupephotphat képPhân lân nung chảy- Thành phần hoá học chính

- Hàm lượng P2O5

Phương pháp điều chế

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM III

Phần III. Kali : Hoàn thành các câu hỏi sauCâu 1. Phân kali cung cấp cho cây nguyên tố nào? dưới dạng gì?

Câu 2. Nêu tác dụng của phân kali đối với cây trồng .

Câu 3. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng chất nào ?

Câu 4. Cho biết các loại phân kali thường gặp, công thức hoá học của chúng ?

Câu 5. Phân kali thường bón cho cây vào thời kì nào ?

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM IV

Nghiên cứu phần IV- Phân hỗn hợp và phân phức hợpPhân hỗn hợpPhân phức hợpThành phần:

Thành phần:Sản xuất:

Sản xuất:Ví dụ:

Ví dụ:

Nghiên cứu phần V- Phân vi lượngKhái niệm phân vi lượng

Tác dụng của phân vi lượng

Cách dùng phân vi lượng có hiệu quả

Nhiệm vụ 2: Giáo viên cho học sinh báo cáo kết quả của nhóm mình.

Nhiệm vụ 3: Giáo viên cho học sinh các nhóm trả lời các câu hỏi sau.

1. Không bón phân đạm trước khi thu hoạch các loại rau ít nhất là 10 ngày, để tránh tồn dư ion nitrat(NO3-) gây bệnh ung thư cho con người.

2. Dùng phân đạm ướp cá có thể cá tươi lâu hơn 1 tuần. Tuy nhiên, rất độc hại do tạo ra nhiều chất gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người. Vì vậy cấm sử dụng phân đạm để ướp thực phẩm.

3. Các loại phân bón chúng ta cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Đặc biệt là phân đạm, vì phân đạm có khả năng hút ẩm.

Hoạt động 3: Luyện tập

1) Mục tiêu:

- Giúp học sinh nắm chắc các kiến thức đã học.

- Hiểu các loại phân bón có vai trò quan trọng trong nông nghiệp.

- Biết cách bón phân đúng và hợp lý.

- Tính toán các bài toán về phân bón hóa học.

2) Nhiệm vụ của học sinh:

- Làm các bài tập ở phân III.

3) Cách thức tiến hành hoạt động:

- Học ở trên lớp.

Hoạt động 4: Vận dụng

1) Mục tiêu:

- Giúp học sinh giải thích được cho các nhà nông loại phân bón nào phù hợp với đất nào? Loại phân nào bón vào thời điểm nào thì hợp lý? Tỷ lệ bón như thé nào để cây vừa hấp thụ hết.

2) Nhiệm vụ của học sinh

- Hãy so sánh các nhà nông Thái Lan trồng mía giống và khác với các nhà nông ở Quỳ Hợp ở chổ nào? Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm?

- Hãy bằng các thực tế và khoa học hãy chứng minh phân bón kém chất lượng và phân bón giả có ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng và ô nhiểm môi trường nhưu thế nào?

3) Cách thức tiến hành hoạt động:

- Chia nhóm về tìm hiểu qua inter net

Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng

1) Mục tiêu:

- Giúp học sinh tự nghiên cứu khoa học

- Yêu thích môn hóa học

2) Nhiệm vụ của học sinh:

- Tìm hiểu xem các loại phân bón lá được sản xuất như thế nào? Cách thức bón như thế nào? Vào các thời điểm nào?

- Các loại phân bón lá có ưu và nhược điểm gì?

3) Cách thức tiến hành hoạt động:

- Chia nhóm tìm hiểu ở nhà.