Đề cương ôn thi môn Hóa học lớp 12 - chương 6: Kim loại kiềm thổ
PAGE 2
PAGE 3
.
CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM THỔ
A. LÝ THUYẾT
Số electron lớp ngoài cùng của các kim loại thuộc nhóm IIA là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ có số electron hóa trị là
A. 1e. B. 2e. C. 3e. D. 4e.
Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có:
A. Bọt khí và kết tủa trắng. B. Kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.
C. Kết tủa trắng xuất hiện. D. Bọt khí bay ra.
Chấtphản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là
A. NaOH. B. Na2CO3. C. BaCl2. D. NaCl.
Cho dãy các chất: NaOH, NaCl, NaNO3, Na2SO4. Chất trong dãy phản ứng được với dung dịch BaCl2 là A. NaCl. B. NaNO3. C. NaOH. D. Na2SO4.
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. H2S. B. Ba(OH)2. C. Na2SO4. D. HCl.
Canxi hiđroxit (Ca(OH)2) còn gọi là
A. thạch cao khan. B. đá vôi. C. thạch cao sống. D. vôi tôi.
Nguyên tử của nguyên tố Mg (Z = 12) có cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63p2. C. 1s22p63s23p2. D. 1s22s22p63s13p2.
Côngthứcchung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là
A. R2O3. B. R2O. C. RO. D. RO2.
Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, thì:
A. Bán kính nguyên tử giảm dần. B. Năng lượng ion hoá giảm dần.
C. Tính khử giảm dần. D. Khả năng tác dụng với nước giảm dần.
Trongnhóm IIA (từ Be đến Ba) chọn kim loại mất electron khó nhất và kim loại mất electron dễ nhất. Cho kết quả theo thứ tự sau:
A.Be, Ca. B.Mg, Ba. C.Be, Ba. D.Mg, Sr.
Chọn câu trả lời đúng:
A. Các kim loại nhóm IIA có độ cứng khá cao.
B. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại nhóm IIA là ns2.
C. Các kim loại nhóm IIA dễ bị khử nhất.
D. Các kim loại nhóm IIA có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Chọn câu trả lời đúng. Trong nhóm IIA:
A. Magie có bán kính nguyên tử nhỏ nhất. B. Tất cả các kim loại đều có mạng lập phương tâm khối.
C. Chỉ có canxi có mạng lập phương tâm diện.D. Beri có nhiệt độ sôi cao nhất.
Chọncâutrả lời sai. Trong nhóm IIA, tất cả các kim loại:
A. Đều có tính khử mạnh. B. Đều tan trong nước trừ Mg.
C. Phản ứng với oxi. D. được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối halogenua tương ứng.
Các nguyên tố thuộc nhóm IIA trong bảng hệ thống tuần hoàn:
A. Dễ dàng cho cho 2e để đạt cấu hình bền vững. B. Dễ dàng nhận 2e để đạt cấu hình bền vững.
C. Dễ dàng nhận 6e để đạt cấu hình bền vững. D. Là các phi kim hoạt động mạnh.
Chọncâu trả lời sai khi nói về CaCO3:
A. Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước. B. Bị nhiệt phân hủy tạo CO2 và CaO.
C.Tan được trong nước có chứa CO2. D.Là muối của axit yếu và rất bền.
Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối nitrat nào thì không thấy kết tủa?
A. Cu(NO3)2. B. Fe(NO3)2. C. AgNO3. D. Ba(NO3)2.
Khi cho một mẩu canxi vào dung dịch Cu(NO3)2 thì thu được sản phẩm là
A.Ca(NO3)2 và Cu. B.Ca(NO3)2. C.Ca(OH)2và Cu(NO3)2. D.Ca(NO3)2 và Cu(OH)2.
Khi cho 1 mẩu Ba vào dung dịch HCl loãng lấy dư thì sản phẩm có thể thu được là
A.Ba(OH)2 và BaCl2. B.BaCl2 , H2 và HCl. C. BaCl2 và HCl. D. BaCl2 và H2.
Chất X có các tính chất sau: tác dụng nước tạo dung dịch kiềm, dung dịch kiềm này có khả năng tạo kết tủa với Na2CO3. Chất X phản ứng với axit tạo muối. X không thể là
A. Ca B. CaO. C. BaO. D. CuO.
Cho các chất: Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dựa vào mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ, hãy chọn dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được:
A. Ca ® CaCO3® Ca(OH)2® CaO. B. Ca ® CaO ® Ca(OH)2® CaCO3.
C. CaCO3® Ca ® CaO ® Ca(OH)2. D. CaCO3® Ca(OH)2® Ca ® CaO.
Thínghiệmchotừ từ khí CO2 cho đến dư vào dung dịch Ba(OH)2. Hiện tượng là
A. Kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trong suốt.
B. Kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trong suốt.
C. Sủi bọt khí và kết tủa xanh thẫm. D. Sủi bọt khí và kết tủa trắng.
Thínghiệm cho kim loại Na vào dung dịch MgCl2. Hiện tượng là
A. Kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trong suốt.
B. Kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trong suốt.
C. Sủi bọt khí và kết tủa xanh thẫm. D. Sủi bọt khí và kết tủa trắng.
Sau khi phản ứng đã được cân bằng: Mg + HNO3® Mg(NO3)2 + N2 + H2O. Tổng số hệ số các chất trong phương trình phản ứng là
A. 29 B. 25 C. 28 D. 32
Cách nào sau đây thường được dùng để điều chế kim loại Ca?
A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn. B. Điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. Dùng Al để khử CaO ở nhiệt độ cao. D. Dùng Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2.
Phương pháp nào sau đây được dùng để điều chế kim loại Mg?
A. Cho Al tác dụng với dung dịch MgCl2. B. Điện phân dung dịch MgCl2.
C. Điện phân nóng chảy MgCl2. D. Khử MgO bằng H2 ở nhiệt độ cao.
Điều chế kim loại Mg bằng phương pháp
A. Điện phân dung dịch MgCl2. B. Dùng kim loại Na khử ion Mg2+ trong dung dịch MgCl2.
C. Dùng H2 khử MgO ở nhiệt độ cao. D. Điện phân MgCl2 nóng chảy.
Để sản xuất Mg từ nước biển, người ta điện phân muối MgCl2 nóng chảy. Trong quá trình sản xuất, người ta đã dựa vào tính chất nào sau đây?
A. Mg(OH)2 là chất không tan. B. Mg(OH)2 tác dụng dễ dàng với axit HCl.
C. MgCl2 nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp. D. A, B, C đều đúng.
Chọncâutrả lời đúng nhất. Để điều chế Mg từ MgCl2 người ta dùng phương pháp
A. Dùng 1 trong các kim loại (K, Na, Ba, Ca) tác dụng với dung dịch MgCl2.
B. Điện phân dung dịch MgCl2.
C. Chuyển MgCl2 về MgO sau đó dùng CO để khử. D. Điện phân nóng chảy MgCl2.
Muối nào tạo kết tủa trắng trong dung dịch NaOH dư?
A. MgCl2. B. AlCl3. C. ZnCl2. D. FeCl3.
Muối nào dễ bị nhiệt phân khi đun nóng dung dịch của nó?
A. Na2CO3. B. Ca(HCO3)2. C. Al(NO3)3. D. AgNO3.
Phương trình nào giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang động?
A. Ca(HCO3)2® CaCO3 + H2O + CO2. B. CaCO3 + H2O + CO2® Ca(HCO3)2.
C. MgCO3 + H2O + CO2® Mg(HCO3)2. D. Ba(HCO3)2® BaCO3 + H2O + CO2.
Ở nhiệt độ thường, CO2không phản ứng với chất nào?
A. CaO. B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. CaCO3 nằm trong nước. D. MgO.
Thành phần chính của quặng đolomit là
A. CaCO3.MgCO3. B. FeO.FeCO3. C. CaCO3.CaSiO3. D.FeS.
Nung quặng đolomit (CaCO3.MgCO3) được chất rắn X. Cho X vào một lượng nước dư, tách lấy chất không tan cho tác dụng hết với axit HNO3, cô cạn rồi nung nóng muối sẽ thu được chất rắn nào?
A. Ca(NO2)2. B. MgO. C. Mg(NO3)2. D. Mg(NO2)2.
Một cách đơn giản, người ta thường dùng công thức nào để biểu diễn clorua vôi?
A. CaCl2. B. Ca(ClO)2. C. CaClO2. D. CaOCl2.*
Khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat?
A. Thạch cao. B. Đá vôi. C. Đá phấn. D. Đá hoa.
Lựa chọn nào sau đây không được kể là ứng dụng của CaCO3?
A. Làm bột nhẹ để pha sơn. B. Làm chất độn trong công nghiệp cao su.
C. Làm vôi quét tường. D. Sản xuất xi măng.
Loại thạch cao nào dùng để đúc tượng?
A. Thạch cao sống CaSO4.2H2O. B. Thạch cao nung CaSO4.H2O.
C. Thạch cao khan CaSO4. D. A, B, C đều đúng.
Cho sơ đồ chuyển hoá sau: CaO CaCl2Ca(NO3)2CaCO3. Công thức của X, Y, Z lần lượt là
A. HCl, HNO3, Na2CO3. B. Cl2, HNO3, CO2.
C. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3. D. Cl2, AgNO3, MgCO3.
Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?
A. Ca(HCO3)2. B. FeCl3. C. AlCl3. D. H2SO4.
Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Na2CO3. B. CaCl2. C. KCl. D. Ca(OH)2.
Kết luận nào sau đây sai:
A. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.
B. Nước mềm là nước không chứa hoặc chứa ít các ion Ca2+ và Mg2+.
C. Nước cứng tạm thời là nước có chứa các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
D. Nước cứng vĩnh cửu là nước có chứa ion Clˉ hoặc SO42– hoặc cả hai.
Trong một cốc nước cứng có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol HCO3– 0,03 mol Cl–. Nước trong cốc thuộc loại nào?
A. Nước cứng có tính cứng tạm thời.
B. Nước cứng có tính vĩnh cửu.
C. Nước cứng có tính cứng toàn phần.
D. Nước mềm.
Nước cứnglà nước có chứa nhiều các ion:
A. Na+, K+. B. HCO3–, Cl–. C. Ca2+, Mg2+. D. SO42–, Cl–.
Để làm mất tính cứng của nước, có thể dùng:
A. Na2CO3. B. Na2SO4. C. NaHSO4. D. NaNO3.
Dung dịch có thể dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Ca(NO3)2. B. NaCl. C. HCl. D. Na2CO3.
Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?
A. NaCl. B. H2SO4. C. Na2CO3. D. KNO3.
Chất nào có thể làm mềm nước có độ cứng toàn phần?
A. HCl. B. Ca(OH)2. C. Na2CO3. D. NaOH.
Chất nào sau đây không dùng làm mềm nước cứng tạm thời?
A. NaOH. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. Na3PO4.
Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4.
C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2.
Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:
A. HCl, NaOH, Na2CO3. B. NaOH, Na3PO4, Na2CO3.
C. KCl, Ca(OH)2, Na2CO3. D. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.
Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. B. Ca(HCO3)2, MgCl2.
C. CaSO4, MgCl2. D. Mg(HCO3)2, CaCl2.
BÀI TOÁN-PHƯƠNG PHÁP
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Sục 6,72 lít khí CO2 vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 10 gam. B. 15 gam. C. 20 gam. D. 25 gam.
Sục 3,36 lít khí CO2 vào dung dịch có chứa 0,12 mol Ba(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 1,97 gam. B. 29,55 gam. C. 19,7 gam. D. 17,73 gam.
Cho 4,48 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,75M. Khối lượng muối thu được làA. 20 gam. B. 15 gam. C. 24,3 gam. D. 18,1 gam.
Cho 2,24 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 180 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng muối thu được là A. 20 gam. B. 15 gam. C. 24,3 gam. D. 18,1 gam.
Sục a mol CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc kết tủa, dung dịch còn lại mang đun nóng thu thêm được 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là
A. 0,05 mol. B. 0,06 mol. C. 0,07 mol. D. 0,08 mol.
Cho V lít (đktc) CO2 tác dụng với 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa. Vậy giá trị lớn nhất của V là
A. 2,24 lít. B. 6,72 lít. C. 8,96 lít. D. 3,36 lít.
Sục V lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M dư thấy xuất hiện 59,1 gam kết tủa trắng. Tính V?
A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 13,44 lít. D. 6,72 lít; 13,44 lít.
Sục V lít CO2 (đktc) vào 80ml dung dịch Ba(OH)2 1M thấy xuất hiện 7,88 gam kết tủa trắng. Tính V?
A. 0,896 lít. B. 1,344lít. C. 0,896 lít và 2,688 lit. D. 0,672 lít; 2,688 lít.
Sục V lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thấy xuất hiện 19,7 gam kết tủa trắng. Tính V?
A. 3,36 lít. B. 2,24lít. C. 2,24 lít và 3,36lit. D. 2,24 lít; 4,48 lít.
Cho 2,24 lít CO2 vào 20 lít dung dịch Ca(OH)2, thu được 6 gam kết tủa. Nồng độ của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng là A. 0,003M. B. 0,0035M. C. 0,004M. D. 0,003M ;0,004M.
Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl thu được 672 ml CO2 (đktc). Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp lần lượt là
A.1,5 gam và 1,34 gam. B.1 gam và 1,84 gam.
C.2 gam và 0,84 gam. D. 0,32 gam và 2,52 gam.
Cho 2,84 gam hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672 ml khí CO2. Phần trăm khối lượng hai muối (CaCO3, MgCO3) trong hỗn hợp là
A. 35,2% và 64,8%. B. 70,4% và 29,6%. C. 85,49% và 14,51%. D. 17,6% và 82.4 %.
Cho 2 gam kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55 gam muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây?
A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba.
Cho 8,8 gam hai kim loại thuộc nhóm IIA và ở hai chu kì liên tiếp tác dụng với HCl dư, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Mg và Zn. D. Ca và Ba.
Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
A. 2,33 gam. B. 0,98 gam. C. 3,31 gam. D. 1,71 gam.
) Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là
A. 0,6M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,4M.
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 19,70. B. 10,00. C. 1,97. D. 5,00.
Hấp thụ hoàntoàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04.
Hấpthụhoàntoàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70. B. 17,73. C. 9,85. D. 11,82.
Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,940. B. 1,182. C. 2,364. D. 1,970.
Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa.Giá trị của x là
A. 2,00. B. 1,00. C. 1,25. D. 0,75.
Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,70. B. 23,64. C. 7,88. D. 13,79.