GIáo án lớp 5 tuần 32

PAGE

Tiết 3: Tập đọc

ÚT VỊNH

I. MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát, diễn cảm một đoạn hoặc toàn bài văn.

- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.

- Có ý thức bảo vệ tuyến đường sắt đi qua địa phương, không ném đất đá lên tàu...

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhA. Bài cũ:

Hai HS học thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời câu hỏi về nội dung bài

-GV nhận xét và cho điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc

Chủ điểm mở đầu sách Tiếng Việt 2 có tên gọi Em là học sinh. Chủ điểm kết thúc bộ SGK Tiếng Việt tiểu học có tên - Những chủ nhân tương lai. Các em hiểu “Những chủ nhân tương lai” là ai?

- GV giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm: Truyện Út Vịnh kể về một bạn nhỏ có ý thức giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ chơi trên đường ray.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

Có thể chia bài làm 4 đoạn như sau:

Đoạn 1: Từ đầu đến ... còn ném đá lên tàu.

Đoạn 2: Từ Tháng trước đến ... hứa không chơi dại như vậy nữa.

Đoạn 3: Từ Một buổi chiều đẹp trời đến ... tàu hoả đến!

Đoạn 4: Phần còn lại.

GV kết hợp sửa lỗi cho HS; giúp HS hiểu những từ ngữ: sự cố, thanh ray, thuyết phục; giải nghĩa thêm từ chuyền thẻ (một trò chơi dân gian vừa đếm que vừa tung bóng - đếm 10 que - trò chơi của các bé gái).

- GV đọc diễn cảm bài văn

b) Tìm hiểu bài

- Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?

- Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?

- Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?

Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?

- Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?

c) Đọc diễn cảm

- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm

3. Củng cố, dặn dò:

- HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.

- GV nhận xét tiết học; chuẩn bị bài: Những cánh buồm.

-2 h/s trả lời.

-Những chủ nhân tương lai là chúng em - những người sẽ kế tục cha anh làm chủ đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước.

- 1 HS khá, giỏi đọc bài văn.

- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK - Út Vịnh lao đến đường tàu, cứu em nhỏ.

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2 - 3 lượt).

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một, hai HS đọc lại cả bài.

-Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.

-Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu.

- Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

- Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến. Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.

-...ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ./ ý thức của 1 chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ở địa phương, dũng cảm, nhanh trí cứu sống em nhỏ.

-Hs đọc diễn cảm và thi đọc

-HS nhắc lại

RÚT KINH NGHIỆM

...

...

....

TUẦN 32

Thứ hai ngày tháng năm 2013

Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2: Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 4

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhA. Bài cũ:

- Tính: a . eq \f(3,8) : eq \f(2,7) b. eq \f(4,7) : eq \f(3,10)

- Tính bằng hai cách: (8,35+ 12,15) : 0,5

B. Bài mới

1.Giới thiệu bài:

Nêu mục tiêu tiết học

2. Hướng dẫn học sinh ôn tập

Bài 1a:

Cho HS làm vào bảng con từng bài

Cho HS nêu lại cách tính rồi chữa bài

GV nhận xét

1b/ Cho HS làm vào vở

Gọi 1 số HS làm ở bảng

GV chấm bài nhận xét

Bài 2a:

Gọi HS nêu cách chia nhẩm STP cho 10, 100, 1000

Cho HS làm miệng từng bài

2b: Gọi HS nêu cách chia nhẩm 1 số cho 0,5; 0,25

Cho HS làm vào bảng con

GV nhận xét

Bài 3: Gọi HS đọc đề bài

GV hướng dẫn làm bài theo mẫu ở SGK

Cho HS làm vào vở

GV cùng HS chữa bài

Bài 4: Gọi HS đọc đề bài

Cho HS tự giải ra vở nháp rồi chọn đáp án ở SGK

Gọi HS nêu kết quả, các bước giải

GV chốt kết quả đúng: D

3. Củng cố, dặn dò

Nhận xét tiết học

Dặn làm bài vào vở bài tập

Chuẩn bị bài: Luyện tập

HS làm bảng con

1 HS làm ở bảng lớp

1a/ eq \f(12,17) :6 = eq \f(12,17) eq \f(1,6) = eq \f(2,17) ;

16: eq \f(8,11) = 16 eq \f(11,8) = 22

9: eq \f(3,5) eq \f(4,5) = 9 eq \f(5,3) eq \f(4,5) = eq \f(45,3) eq \f(4,5) = 12

1b. Kết quả: 1,6; 35,2; 5,6; 0,3; 32,6; 0,45

1 số HS nêu

Kết quả: a. 0,75 b.1,4

c. 0,5 d.1,75

HS tự làm bài rồi trình bày kết quả

RÚT KINH NGHIỆM

...

...

....

Tiết 4: Khoa học

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

-Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.

-Kể một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.

-Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh SGK, phiếu học tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhA. Bài cũ:

Môi trường là gì? Hãy nêu 1 số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu:

GV nêu mục tiêu bài học.

2. HD HS tìm hiểu bài:

*Hoạt động 1: cả lớp

Tài nguyên thiên nhiên là gì?

*Hoạt động 2: nhóm 4

Quan sát các hình trang 130, 131 SGK, phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và công dụng của những tài nguyên đó.

GV chốt ý đúng theo bảng cuối bài

*Hoạt động 3: Trò chơi: “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”

Chia lớp thành 4 nhóm, trong 3 phút nhóm nào ghi được nhiều tài nguyên thiên nhiên và công dụng của tài nguyên đó là thắng cuộc.

Nhận xét trò chơi.

-2 hs trả lời

-HS dựa vào SGK trả lời.

-Làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày. HS khác nhận xét.

-HS tham gia chơi và nhận xét

HìnhTên tài nguyên thiên nhiên

Công dụngHình1-Gió

-Nước

-Dầu mỏ-chạy cối xay, máy phát điện, chạy thuyền buồm,...

-Cung cấp cho hoạt động sống của người, động vật và thực vật. Năng lượng nước chảy được sử dụng trong các nhà máy thủy điện, được dùng để quay bánh xe nước đưa nước lên cao,..Hình 2-Mặt trời

-Thực vật, động vật-Cung cấp ánh sáng và nhiệt cho sự sông trên trái đất. Cung cấp năng lượng cho các nhà máy năng lượng mặt trời.

-Tạo ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên (sự cân bằng sinh thái), duy trì sự sống trên trái đất.Hình 3Dầu mỏĐược dùng để chế tạo ra xăng, dầu hỏa, dầu nhờn, nước hoa, nhựa đường, thuốc nhuộm, các chất làm ra tơ sợi tổng hợp,...Hình 4VàngDùng để làm nguồn dự trữ cho các ngân sách của nhà nước, cá nhân, làm đồ trang sức, để mạ trang trí,...Hình 5ĐấtMôi trường sống của động vật, thực vật và con người.Hình 6Than đáCung cấp nhiên liệu cho đời ssông và sản xuất điện trong các nhà máy điện, chế tạo ra than cốc, khí than, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, tơ sợi tổng hợp,...Hình 7NướcMôi trường sống của động, thực vật

Năng lượng nước chảy được sử dụng trong các nhà máy thủy điện

3 Củng cố,dặn dò:

-Nhận xét tiết học

-Dặn dò HS

RÚT KINH NGHIỆM

...

...

....

Tiết 2: Địa lí

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết

- Khái quát những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế ở xã Hương Sơn

- Xác định được vị trí Hương Sơn trên lược đồ huyện Mỹ Đức

- Yêu mến quê hương Hương Sơn

II. CHUẨN BỊ:

Tài liệu tham khảo về địa lí xã Hương Sơn Bản đồ hành chính, số liệu về dân số và một số hình ảnh về con người và thiên nhiên Hương Sơn

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhA. Bài cũ:

Nêu vị trí địa lí huyện Mỹ Đức?

B. Bài mới:

1. Giới thiệu:

GV nêu mục tiêu bài học

2. Phát triển bài:

Hoạt động 1: Đặc điểm về tự nhiên.

+Vị trí địa lí và diện tích

- GV treo lược đồ huyện Mỹ Đức

+ Diện tích và địa hình. (Hoạt động nhóm đôi)

- Diện tích xã Hương Sơn?

- Địa hình xã Hương Sơn?

Nêu các đặc điểm dòng suối Yến xã Hương Sơn?

Hoạt động 2: Đặc điểm dân cư

Đặc điểm dân cư Hương Sơn?

Hoạt động 3: Đặc điểm kinh tế

- Tại sao Hương Sơn được xem là điểm du lịch hấp dẫn?

- Kể một số ngành kinh tế tiêu biểu của xã Hương Sơn?

3. Củng cố, dặn dò:

GV nhận xét tiết học và giáo dục HS lòng mến khách

HS nhắc lại các kiến thức vừa học.

Chuẩn bị bài sau: Lịch sử địa phương

-HS trả lời

Nghe

- HS lên chỉ vị trí địa lí trên bản đồ và trình bày

- HS lên chỉ vị trí địa lí trên lược đồ và trình bày về giới hạn...

- Vài HS lên chỉ và trình bày.

- HS nhận xét.

- Vừa có đồng bằng vừa có núi

Là dòng suối dài khoảng 2 km đưa du khách đến với Nam Thiên Đệ Nhất Động

Dân số, dân tộc kinh, hầu hết là dân bản địa, một số dân nhập cư từ các vùng khác theo nghề nghiệp...

- Vì đất đai màu mỡ, nhiều vùng trũng, đảm bảo nước tưới tiêu, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp.

-HS kể.

RÚT KINH NGHIỆM

...

...

....

Tiết 3: Tập đọc

NHỮNG CÁNH BUỒM

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm toàn bài thơ; giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tỉnh cảm của người cha với con; ngắt giọng đúng nhịp thơ.

- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp.

- Học thuộc lòng bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.

- Một tờ phiếu khổ to ghi lại những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của người con và người cha trong bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhA. Bài cũ:

Hai HS tiếp nối nhau đọc bài Út Vịnh, trả lời các câu hỏi về bài đọc.

Nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

Trẻ em rất hay hỏi. Những câu hỏi của trẻ em nói lên đặc điểm gì tốt đẹp của tâm hồn trẻ thơ?

GV: Trẻ thơ rất tò mò, háo hức muốn hiểu biết, khám phá thế giới. Trẻ thơ rất giàu trí tưởng tượng, giàu ước mơ. Bài thơ Những cánh buồm thể hiện cảm xúc của một người cha trước những câu hỏi, những lời nói ngây thơ của con khi cùng mình đi ra biển.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

a) Luyện đọc

GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng những câu hỏi, nghỉ hơi dài sau các khổ thơ, sau dấu ba chấm

- Gv đọc diễn cảm bài thơ

b) Tìm hiểu bài

- Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển.

- Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con.

- Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì ?

- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?

c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ

GV hướng dẫn HS thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ, lời của con: ngây thơ, háo hức, khao khát hiểu biết; lời cha: ấm áp, dịu dàng.

3. Củng cố, dặn dò:

- HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.

- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.

-2 h/s trả lời.

-tò mò, háo hức,...

- Một hoặc hai HS khá, giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài thơ.

- HS quan sát tranh minh hoạ bài trong SGK.

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ (2 - 3 lượt).

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một, hai HS đọc cả bài.

- Sau trận mưa đêm, bầu trời và bãi biển như được gột rửa sạch bong. Mặt trời nhuộm hồng cả không gian bằng những tia nắng rực rỡ, cát như càng mịn, biển như càng trong hơn. Có hai cha con dạo chơi trên bãi biển. Bóng họ trải trên cát. Người cha cao, gầy, bóng dài lênh khênh. Cậu con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha làm nên 1 cái bóng dài chắc nịch.

+ HS đọc khổ thơ 2, 3, 4, 5. GV dán lên bảng tờ giấy ghi những câu thơ dẫn lời nói trực tiếp của cha và con trong bài.

+HS tiếp nối nhau thuật lại cuộc trò chuyện (bằng lời thơ) giữa hai cha con.

-Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở chân trời xa./ Con khao khát hiểu biết mọi thứ trên đời./ Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, những điều chưa biết trong cuộc sống.

- HS đọc lại khổ thơ cuối, trả lời: Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.

- Cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2 và 3

- HS nhẩm HTL từng khổ, cả bài thơ.

- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.

-HS nêu

RÚT KINH NGHIỆM

...

...

....

Thứ ba ngày tháng năm 2013

Tiết 1: Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS ôn tập củng cố về:

- Tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm

- Giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

-Bảng học nhóm

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhA. Bài cũ:

Cho HS làm lại bài tập 2 của tiết trước

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

Nêu mục tiêu tiết học

2. Hướng dẫn học sinh ôn tập

Bài 1: Gọi HS đọc đề bài

GV hướng dẫn làm bài theo phần chú ý và ví dụ ở SGK

Cho HS làm bài vào vở

GV chấm một số bài, nhận xét

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập

Cho HS làm bài vào bảng con

GV nhận xét bài làm của HS

Bài 3: Gọi HS đọc đề bài

Cho HS nêu cách làm bài rồi làm vào vở

Cho 1HS làm trên bảng nhóm

GV cùng HS chấm, chữa bài

Bài 4: Gọi HS đọc đề bài

Hướng dẫn HS giải

- Muốn biết số cây còn phải trồng ta phải biết gì?

- Ta tìm số cây đã trồng bằng cách nào?

Cho HS giải bài vào vở

Cho 1 hs giải vào bảng

Cho HS cùng nhận xét, chữa bài

3. Củng cố, dặn dò

- GV liên hệ GD cho HS về ý thức trồng cây

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò: Làm bài vào vở bài tập .Chuẩn bị: Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian.

2 hs làm bài

Lớp nhận xét

HS lắng nghe

1 HS đọc đề bài

HS quan sát

-Kết quả: a.40% b.66,66%

c.80% d.225%

1 HS nêu

- Kết quả:

a. 12,84% b. 22,65% c. 29,5%

Bài 3: a. TSPT của diện tích đất trồng cao su và diện tích đất trồng cà phê là:

480 : 320 = 1,5 = 150%

b.TSPT của diện tích đất trồng cà phê và diện tích đất trồng cao su là:

320 : 480 = 0,6666…= 66,66%

- Biết số cây đã trồng được.

- Tìm 1% số cây rồi nhân với 45

Bài 4:

Số cây lớp 5A đã trồng được là:

180 : 100 45 = 81 (cây)

Số cây lơp 5A còn phải trồng theo dự định:

180 – 81 = 99 (cây)

RÚT KINH NGHIỆM

...

...

....

Tiết 4: Chính tả (Nhớ - viết)

BẦM ƠI

I. MỤC TIÊU:

- Nhớ - viết đúng chính tả bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu)

- Tiếp tục luyện viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị.

- Rèn tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

- Ba bốn tờ phiếu kẻ bảng nội dung ở BT2.

- Bảng lớp viết (chưa đúng chính tả) tên các cơ quan, đơn vị ở BT3.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhA. Bài cũ:

1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp tên các danh hiệu, giải thưởng và huy chương (ở BT3, tiết trước).

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

GV nêu mục tiêu của tiết học.

2. Phát triển bài:

a. Hướng dẫn HS nhớ - viết

- GV nêu yêu cầu của bài

- GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.

b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

Bài tập 2

Gv phát phiếu cho 3 - 4 HS.

Cả lớp và GV chữa bài trên bảng, chốt lại lời giải đúng.

- Từ kết quả của bài tập trên, GV giúp HS đi đến

kết luận :

+ Tên các cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó - GV mở bảng phụ mời 1 HS đọc nội dung ghi nhớ trên.

+ Bộ phận thứ ba là các danh từ riêng (Bế Văn Đàn, Đoàn kết, Biển Đông) viết hoa theo quy tắc viết tên người, tên địa lý Việt Nam - viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

Bài tập 3

- HS đọc yêu cầu của BTT3; sửa lại tên các cơ quan, đơn vị.

- HS phát biểu ý kiến. GV mời 1 HS sửa lại tên các cơ quan, đơn vị đã biết trên bảng cho đúng :

a) Nhà hát Tuổi trẻ

b) Nhà xuất bản Giáo dục

c) Trường Mầm non Sao Mai

3. Củng cố, dặn dò

Gv nhận xét tiết học; nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị.

- 1 HS đọc bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu) trong SGK. Cả lớp theo dõi.

- Cả lớp đọc lại 14 dòng đầu của bài thơ trong SGK - ghi nhớ, chú ý những từ ngữ các em dễ viết sai (lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe, ...), chú ý cách trình bày bài thơ viết theo thể lục bát.

- HS gấp SGK, nhớ lại và viết bài.

- HS đọc yêu cầu của bài tập, làm bài vào vở hoặc VBT.

- Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng.

- HS đọc yêu cầu của BTT3; sửa lại tên các cơ quan, đơn vị.

RÚT KINH NGHIỆM

...

...

....

Thứ tư ngày tháng năm 2013

Tiết 1: Toán

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÌNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố kĩ năng tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải bài toán.

- GD cho HS ý thức chấp hành Luật giao thông

II. ĐỒÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhA. Bài cũ:

Gọi HS giải bài tập 4 trang 165

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

Nêu mục tiêu tiết học

2. Hướng dẫn học sinh luyện tập

Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập

Cho HS làm bài vào bảng con

GV nhận xét, chữa bài

Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài

GV chấm 1 số bài, nhận xét

Bài 3: Gọi HS đọc đề bài

Cho HS nêu cách làm rồi làm bài

Bài 4: Gọi HS đọc đề bài

Cho HS nêu cách giải rồi giải vào vở

Cho 1 hs làm ở bảng

GV chấm, chữa bài

3. Củng cố, dặn dò:

Nhận xét tiết học

Dặn dò: Làm bài vào vở Bài tập Toán Chuẩn bị: Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình

1 HS làm bài ở bảng

Lớp nhận xét

1 HS nêu

HS làm bài cá nhân

Kết quả:

a.15 giờ 42 phút b.16,6 giờ

b. 8 giờ 44 phút c. 7,6 giờ

HS làm bài vào vở

Kết quả:

a.17phút 48 giây b. 8,4 giờ

6phút 23 giây 12,4 phút

HS thi giải toán chạy

Kết quả: Thời gian người đi xe đạp đã đi là:

18 : 10 = 1,8 (giờ)

1,8 giờ = 1giờ 48 phút

HS làm bài vào vở

Thời gian ô tô đi trên đường là:

8 giờ 56 phút – 6 giờ 15 phút – 25 phút

= 2 giờ 16 phút = giờ

Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là:

45 = 102 (km)

RÚT KINH NGHIỆM

...

...

....

Tiết 3: Kể chuyện

NHÀ VÔ ĐỊCH

I. MỤC TIÊU:

- Dựa vào lời kể của thầy và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể, kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.

- Hiểu nội dung câu chuyện; trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện, về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp, về ý nghĩa câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

- Máy cát-xét và băng ghi âm lời kể câu chuyện Nhà vô địch của một nghệ sĩ hoặc 1 HS kể chuyện giỏi .

- Bảng phụ ghi tên các nhân vật trong câu chuyện (chị Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhA. Bài cũ:

GV kiểm tra 1 - 2 HS kể về việc làm tốt của một người bạn.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài

Câu chuyện Nhà vô địch các em học hôm nay kể về một người bạn học sinh bé nhất lớp, tính tình rụt rè đến mức ai cũng tưởng bạn không dám tham dự một cuộc thi nhảy xa. Không ngờ, câu học trò bé nhỏ, nhút nhát ấy lại đoạt giải Nhà vô địch của cuộc thi. Vì sao có chuyện lạ như vậy, các em cùng nghe câu chuyện để hiểu được điều đó.

2. GV kể chuyện “Nhà vô địch” (2 hoặc 3 lần)

- GV kể lần 1 (có thể dùng băng ghi âm lời kể hay của nghệ sĩ hoặc HS giỏi thay cho lời kể của GV.

- Kể xong lần 1, GV mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện (chị Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp).

- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to dán trên bảng lớp hoặc yêu cầu HS vừa lắng nghe Gv kể vừa quan sát từng tranh minh họa trong SGK.

- GV kể lần 3 (nếu cần).

3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:

GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu:

a) Yêu cầu 1 (Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, kể từng đoạn câu chuyện)

- GV yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ truyện, suy nghĩ, cùng bạn bên cạnh kể lại nội dung từng đoạn câu chuyện theo tranh.

GV bổ sung, góp ý nhanh; cho điểm HS kể tốt.

b) Yêu cầu 2, 3 (Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân