Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn lớp 7 - Có đáp án
SỞ GD&ĐT BẮC KẠN – BÀI TẬP SỐ 3
KIỂM TRA 90 PHÚT
NGỮ VĂN 7I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 7 theo 3 nội dung: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
- Cụ thể:
+ Đọc hiểu: Vận dụng những kiến thức cơ bản của phần làm văn (phương thức biểu đạt…), tiếng Việt (các biện pháp tu từ, từ láy... ) để đọc hiểu văn bản.
+ Làm văn: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết một đoạn văn, bài văn biểu cảm theo yêu cầu.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm & tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Nội dungMức độ cần đạtNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoCộng
1. Đọc hiểu
- Ngữ liệu:
Văn bản văn học
- Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn thơ; độ dài tùy thuộc vào thể thơ; tương đương với văn bản được học chính thức trong chương trìnhNhận diện được phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, từ láy, nội dung văn bản bằng những kiến thức về Tiếng Việt, chủ đề của văn bản
- Phân tích được vai trò, tác dụng của các từ láy được sử dụng trong văn bản
- Hiểu được ý nghĩa của các hình ảnh xuất hiện trong văn bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %3361,03,04,010%30 %40 %2. Làm văn
Câu 1: Viết đoạn văn biểu cảm Viết 01 đoạn văn biểu cảm Câu 2: Viết bài văn biểu cảm Viết 01 bài văn biểu cảm Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %1111,05,06,010%50 %60 %Tổng số câu/số điểm toàn bài
Tỉ lệ % điểm toàn bài331181,03,01,05,01010%30 %10%50 %100%IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Thuyền ta chầm chậm vào Ba BểNúi dựng cheo leo, hồ lặng imLá rừng với gió ngâm se sẽHoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba BểTrên cả mây trời trên núi xanhMây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽMái chèo khua bóng núi rung rinh. (Hoàng Trung Thông, Trên hồ Ba Bể)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ:
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Thuyết minh
Câu 2: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống (…) trong câu sau:
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng phép tu từ (…) để thể hiện được vẻ đẹp sinh động, hấp dẫn của quang cảnh hồ Ba Bể.
Câu 3: Những nhận xét sau khái quát lại nội dung đoạn trích. Điều đó đúng hay sai? Khoanh tròn vào mỗi trường hợp.
STTNhận xétĐúng
(Đ)Sai
(S)1Cảm xúc của tác giả trước sự kì ảo, đẹp đẽ, thơ mộng của hồ Ba Bể.ĐS2Diễn tả tâm trạng của tác giả trước cảnh đẹp kì ảo, nên thơ của hồ Ba Bể.ĐS3Bày tỏ ý kiến, quan điểm về cảnh đẹp của hồ Ba Bể.ĐS4Kể lại một lần đi tham quan hồ Ba Bể.ĐSCâu 4: Nối một phương án ở cột A với một phương án ở cột B để tạo nên những giải thích phù hợp.
ABThuyềna. địa hình lồi, sườn dốc, nổi cao lên trên mặt đất, thường cao trên 200 métHồb. phương tiện giao thông trên mặt nước, thường nhỏ và thô sơ, hoạt động bằng sức người, sức gióNúic. nơi đất trũng chứa nước, thường là nước ngọt, tương đối rộng và sâu, nằm trong đất liềnd. dạng địa hình lồi, sườn thoải, thường không cao quá 200 mét.Câu 5: Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ.
Câu 6: Phân tích tác dụng của các từ láy đã tìm được trong đoạn thơ.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1: Viết đoạn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên (trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng).
Câu 2:
Cảm nghĩ của em về cảnh thiên nhiên và tâm trạng của Hồ Chí Minh trong bài thơ “Cảnh khuya”.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU4,01Đ.A: C0,252Đ.A: nhân hóa0,253Đ.A:
1,2: Đ
3,4: S
(HS trả lời đúng 3-4 ý: cho 0,5 điểm; trả lời đúng 1-2 ý: cho 0,25 điểm)
0,54AB1b2c3a(HS trả lời đúng 3-4 ý: cho 0,5 điểm; trả lời đúng 1-2 ý: cho 0,25 điểm)
0,55Các từ láy: chầm chậm, cheo leo, bồng bềnh, se sẽ, lặng lẽ, rung rinh
(HS nêu đúng 5-6 ý: cho 0,5 điểm; trả lời đúng 3-4 ý: cho 0,25 điểm)0,56Học sinh trình bày được những suy nghĩ riêng có tính thuyết phục thì giáo viên linh hoạt cho điểm.
Có thể theo định hướng sau: góp phần vẽ lên một bức tranh đẹp kì ảo, nên thơ của hồ Ba Bể, đồng thời diễn tả cảm xúc của nhà thơ khi lạc vào khung cảnh trong bức tranh ấy.2,0
IILÀM VĂN6,01Viết đoạn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên (trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng).a. Trình bày đúng hình thức đoạn văn0,25b. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Sau đây chỉ là những gợi ý, nếu học sinh trình bày được những cảm xúc riêng có tính thuyết phục thì giáo viên linh hoạt cho điểm.
+ Thuyền lướt nhẹ trên hồ Ba Bể, nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bóng trên mặt nước
+ Bức tranh đẹp, nên thơ, cảnh vật kì ảo…
+ Cảm xúc trước hồ Ba Bể đẹp đẽ và thơ mộng, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng đối với thiên nhiên đất nước tươi đẹp.0,752Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya.a. Trình bày bài văn theo bố cục 3 phần.0,25b. Xác định đúng yêu cầu của đề văn biểu cảm.0,25c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn.(HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng cần diễn đạt sáng rõ, thuyết phục). Có thể theo định hướng sau:Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm; cảm nhận chung về bài thơ.
Thân bài:
HS có thể triển khai theo một số nội dung sau:
- Cảnh sắc thiên nhiên: chú ý các hình ảnh: ánh trăng, tiếng suối; nghệ thuật lấy động tả tĩnh; nghệ thuật nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa…-> thiên nhiên đẹp, cảnh vật giao hòa.
- Tâm trạng của Bác: Bác không ngủ được, dành trọn tâm tình cho dân, cho nước (nghệ thuật điệp từ…).
- Cảm nhận được sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người của Bác.
- Liên hệ mở rộng: các bài thơ khác của Bác viết về thiên nhiên và những bài thơ viết về Bác.
Kết bài: Khái quát lại cảm xúc chung khi đọc bài thơ.0,25
1,0
1,0
1,0
0,5
0,25Chính tả, dùng từ, đặt câu.0,25Khuyến khích những bài viết sử dụng từ ngữ và diễn đạt sáng tạo, độc đáo, có cảm xúc sâu sắc.0,25TỔNG ĐIỂM10,0