Trắc nghiệm lịch sử lớp 10 theo bài - Có đáp án

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10

Phần I: Lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại

Chương I: Xã hội nguyên thuỷ

Bài 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THUỶ

Câu 1: Khoảng 6 triệu năm trước đây xuất hiện loài người như thế nào?

A. Loài vượn người. B. Người tinh khôn.

C. Loài vượn cổ D. Người tối cổ.

Câu 2: Ở Việt Nam di tích Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào?

A. Nghệ An B. Thanh Hoá

C. Cao Bằng D.Lạng Sơn

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của Người tối cổ?

A. Biết sử dụng công cụ bằng đồng B. Đã biết chế tạo công cụ lao động

C. Đã biết trồng trọt và chăn nuôi D. Hầu như đã hoàn toàn đi bằng hai chân

Câu 4: Người tối cổ sử dụng phổ biến công cụ lao động gì?

A. Đồ đá cũ. B. Đồ đá giữa C. Đồ đá mới D. Đồ đồng thau

Câu 5: Việc giữ lửa trong tự nhiên và chế tạo ra lửa là công lao của:

A. Người vượn cổ B. Người tối cổ

C. Người tinh khôn. D. Người hiện đại

Câu 6: Nhờ lao động mà Người tối cổ đã làm được gì cho mình trên bước đường tiến hoá?

A. Tự chuyển hoá mình B. Tự tìm kiếm được thức ăn

C. Tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước D. Tự cải tạo thiên nhiên

Câu 7: Thành ngữ nào phản ánh đúng nhất tình trạng đời sống của người nguyên thuỷ?

A. “Ăn long ở lỗ” B. “Ăn sống nuốt tươi”

C. “Nay đây mai đó” D. “Man di mọi rợ”

Câu 8: Cách đây khoảng 4 vạn năm đã xuất hiện loài người nào?

A. Người vượn cổ B. Người tối cổ C. Người vượn D. Người tinh khôn

Câu 9: Đặc điểm của người tinh khôn là gì?

A. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.

B. Là Người tối cổ tiến bộ.

C. Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.

D. Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.

Câu 10: Khi Người tinh khôn xuất hiện thì đồng thời xuất hiện những màu da nào là chủ yếu?

A. Da trắng B. Da vàng C. Da đen D. Da vàng, trắng, đen

Câu 11: Bước nhảy vọt đầu tiên trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người là gì?

A. Từ vượn thành vượn cổ.

B. Từ vượn cổ thành người tối cổ .

C. Từ người tối cổ thành người tinh khôn.

D. Từ giai đoạn đá cũ sang giai đoạn đá mới.

Câu 12: Đặc điểm của cuộc "Cách mạng thời đá mới" là gì?

A. Con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ.

B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.

C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

D. Con người đã biết sử dụng kim loại.

BÀI 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với thị tộc?

A. Những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu.

B. Những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hội.

C. Những người sống chung trong hang động, mái đá.

D. Những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm.

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây gắn liền với bộ lạc?

A. Tập hợp một thị tộc.

B. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau.

C. Tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng gắn với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi.

D. Là tập hợp nhiều thị tộc sống cùng nhau.

Câu 3: Khoảng 3.000 năm trước đây, cư dân nước nào là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?

A. Trung Quốc B. Việt Nam

C. In-đô-nê-xi-a D. Tây á và Nam Châu Âu

Câu 4: Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt?

A. Khai khẩn được đất bỏ hoang.

B. Đưa năng suất lao động tăng lên.

C. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.

D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.

Câu 5: Trong buổi đầu thời đại kim khí, loại kim loại nào được sử dụng sớm nhất?

A. Sắt B. Đồng thau C. Đồng đỏ D. Thiếc

Câu 6: Điều kiện nào làm cho xã hội có sản phẩm dư thừa?

A. Con người hăng hái sản xuất.

B. Công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện.

C. Con người biết tiết kiệm trong chi tiêu

D. Con người đã chinh phục được tự nhiên.

Câu 7: Khi sản phẩm xã hội dư thừa, ai là người chiếm đoạt của dư thừa đó?

A. Tất cả mọi người trong xã hội.

B. Những người có chức phận khác nhau.

C. Những người trực tiếp làm ra của cải nhiều nhất.

D. Những người đứng đầu mỗi gia đình.

Câu 8: Gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc; xã hội phân chia thành giai cấp gắn liền với công cụ sản xuất nào dưới đây?

A. Công cụ bằng đá mới B. Công cụ bằng kim loại

C. Công cụ bằng đồng đỏ. D. Công cụ bằng đồng thau.

Câu 9: Thời kì mà xã hội có giai cấp đầu tiên là thời kì nào?

A. Thời nguyên thuỷ B. Thời đá mới C. Thời Cổ đại. D. Thời kim khí

Câu 10: ý nghĩa lớn nhất của sự xuất hiện công cũ bằng kim khí?

A. Con người có thể khai phá đất đai B. Sự xuất hiện nông nghiệp dùng cày.

C. Làm ra lượng sản phẩm dư thừa D. Biết đúc công cụ bằng sắt.

Câu 11: Loại công cụ nào mà khi xuất hiện được đánh giá là không có gì so sánh được?

A. Cung tên.

B. Công cụ xương, sừng.

C. Công cụ bằng đồng.

D. Công cụ bằng sắt.

Câu 12: Khi chế độ tư hữu xuất hiện đã kéo theo sự xuất hiện gia đình như thế nào?

A. Gia đình mẫu hệ xuất hiện.

B. Gia đình ba thế hệ xuất hiện.

C. Gia đình phụ hệ xuất hiện.

D. Gia đình hai thế hệ xuất hiện

CHƯƠNG II: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Thiên niên kỉ IV- III TCN. B. 3.000 TCN.

C. Cách đây 4.000 năm. D. Cách đây 3.000 năm.

Câu 2: Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống?

A. Vùng rừng núi B. Vùng trung du

C. Các con sông lớn D. Vùng sa mạc

Câu 3: Cư dân Phương Đông sinh sống chủ yếu bằng nghề gì?

A. Trồng trọt, chăn nuôi.

B. Thương nghiệp.

C. thủ công nghiệp

D. Nông nghiệp và các ngành bổ trợ cho nghề nông.

Câu 4: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông gắn bó ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã?

A. Trồng lúa nước B. Trị thuỷ

C. Chăn nuôi D. Làm nghề thủ công nghiệp

Câu 5: Xác định các sự kiện cặp đôi sau đây cho phù hợp với tên nước và các dòng sông mà cư dân phương Đông định cư đầu tiên.

1. Trung Quốc A. Sông Hằng, sông ấn

2. Lưỡng Hà B. Sông Nin.

3. ấn Độ C. Sông Hồng

4. Ai Cập D. Sông Hoàng Hà

5. Việt Nam E. Sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ

Câu 6: Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các dòng sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thuỷ.

B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển

C. Cư dân ở đây sớm chế tạo ra công cụ bằng kim loại

D. Có khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho gieo trồng

Câu 7: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông: Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập, quốc gia nào được hình thành sớm nhất?

A. Ân Độ. B. Ai Cập

C. Trung Quốc D. Lưỡng Hà.

Câu 8: Lực lượng sản xuất chính trong XH cổ đại phương Đông là:

A. Nông dân công xã B. Nô lệ.

C. Thợ thủ công. D. Thương nhân.

Câu9: Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?

A. Đồ đá B. Đồ đồng

C. Đồ sắt D. Đồng thau, đồ đá, tre, gỗ

Câu 10: Đứng đầu nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông là ai?

A. Vua chuyên chế. B. Đông đảo quốc tộc quan lại.

C. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng nữ D. Quí tộc.

Câu 12: Lực lượng đông đảo nhất của xã hội cổ đại phương Đông là tầng lớp nào?

A. Nô lệ. B. Nông dân công xã

C. Nông dân tự do D. Nông nô

Câu 11: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp nào thấp nhất trong xã hội?

A. Nô lệ B. Nông nô

C. Nông dân công xã D. Tất cả các tầng lớp đó.

Câu 12: Những người nào không phải là nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông ?

A. Tù binh của chiến tranh B. Nông dân nghèo không trả được nợ

C. Hầu hạ trong nhà quí tộc D. Nông dân công xã .

Câu 13: Vua ở Ai Cập được gọi là gì?

A. Pha-ra-on. B. En-xi

. Thiên tử. D. Thần thánh dưới trần gian

Câu 14: "Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua". Câu nói đó được thể hiện trong quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?

A. Ai Cập B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Việt Nam

Câu 15: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là gì?

A. Chữ tượng ý B. Chữ La-tinh.

C. Chữ tượng hình D. Chữ tượng hình và tượng ý

Câu 16: Điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng:

"...................... là ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp".

A. Chữ viết. B. Thiên văn học và lịch.

C. Toán học. D. Chữ viết và lịch.

Câu 17: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Đông, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao?

A. Trung Quốc. Vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Ai Cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.

C. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa.

D. ấn Độ. Vì phải tính thuế.

Câu 18: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập thạo về hình học?

A. Phải đo lại ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp.

B. Phải đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân.

C. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vu.

D. Phải tính toán các công trình kiến trúc.

Câu 19: Kim Tự Tháp là thành tựu kiến trúc của cư dân nào?

A. Lưỡng Hà B. Ai Cập

C. Trung Quốc D. Ấn Độ

Câu 20: Chữ số A rập, kể cả số 0 được dùng ngày nay là thành tựu của:

A. Người Ai Cập cổ đại B. Người Lưỡng Hà

C. Người La Mã cổ đại D. Người Ấn Độ cổ đại

Câu 23: Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?

A. Nông nghiệp lúa nước. B. Làm đồ gỗ, dệt vải

C. Chăn nuôi gia súc. D. Buôn bán giữa các vùng.

Câu 21: Các tầng lớp chính trong xã hội phương Đông là

A. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ

B. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã

C. Vua, quý tộc, nô lệ

D. Nô lệ, quí tộc, nông dân công xã.

Câu 22: Lịch do người phương Đông tạo ra gọi là

A. Lịch Pháp.

B. Âm lịch.

C. Nông lịch.

D. Dương lịch.

BÀI 4 : CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HI LẠP VÀ RÔ-MA

Câu 1: Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào?

A. Đồng bằng B. Cao nguyên C. Núi và cao nguyên D. Núi

Câu 2: Vào khoảng thời gian nào cư dân Đại Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?

A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN

C. Khoảng thiên niên kỉ IIII TCN D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN

Câu 4: Ngành sản xuất nào phát triển sớm và mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải?

A. Nông nghiệp B. Thủ công nghiệp

C. Thương nghiệp D. Câu A và B đúng.

Câu 5: Người Hi Lạp và Rô-ma đã đưa các sản phẩm thủ công nghiệp bán ở đâu?

A. Khắp các nước phương Đông.

B. Khắp thế giới.

C. Khắp Trung Quốc và ấn Độ

D. Khắp mọi miền ven biển Địa Trung Hải

Câu 6: Người Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ đâu về?

A. Từ Địa Trung Hải B. Từ Hắc Hải, Ai Cập

C. Từ ấn Độ, Trung Quốc D. Từ các nước trên thế giới.

Câu 7: Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?

A. Chủ nô B. Nô lệ C. Nông dân D. Quý tộc

Câu 8: Trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào?

A. Địa chủ và nông dân B. Quý tộc và nông dân

C. Chủ nô và nô lệ. D. Chủ nô và nông dân công xã.

Câu 10: ở Rô-ma, những người lao động khoẻ mạnh nhất được sử dụng làm gì?

A. Làm việc ở xưởng thủ công B. Làm việc ở trang trại

C. Làm đấu sĩ ở trường đấu D. Tất cả ở các lĩnh vực trên.

Câu 11: Ngoài nô lệ là lực lượng đông nhất, trong xã hội Hi Lạp và Rô-ma còn có lực lượng nào cũng chiếm tỉ lệ khá đông?

A. Nông dân B. Thương nhân C. Thợ thủ công D. Bình dân

Câu 12: Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội có phải có đặc trưng tiêu biểu nhất là gì?

A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ.

B. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ.

C. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.

D. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ.

Câu 13: Địa bàn sinh sống của những cư dân ở Địa Trung Hải đông nhất ở đâu?

A. ở nông thôn B. ở miền núi C. ở thành thị D. ở trung du

Câu 14: Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?

A. ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị.

B. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.

C. ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị.

D. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.

Câu 15: Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hỉa nằm trong tay thành phần nào?

A. Quốc tịch phong kiến B. Vua chuyên chế

C. Chủ hộ, chủ xưởng, nhà buôn D. Bô lão của thị tộc

Câu 17: Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào?

A. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.

B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.

C. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.

D. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.

Câu 18: Sau cuộc chiến tranh với Ba Tư, thị quốc A-ten như thế nào?

A. Bị điêu tàn do chiến tranh.

B. Trở thành minh chủ của các quốc gia Hi Lạp.

C. Trở thành đế quốc mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải.

D. Trở thành một quốc gia độc lập.

Câu 19: Rô-ma trở thành quốc gia mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải vào thời gian nào?

A. Thế kỉ III TCN. B. Thế kỷ II TCN

C. Thế kỉ IV TCN D.Thế kỉ V TCN

Câu 20: Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất ở các thị quốc trong các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?

A. Thị dân B. Thương nhân

C. Nô lệ D. Bình dân

Câu 21: Cuộc khởi nghĩa Xpac-ta-cút diễn ra vào năm nào?

A. Năm 73 TCN B. Năm 71-73 TCN

C. Năm 71-72 TCN D. Năm 476-477

Câu 22: Năm 476, đế quốc nào ở Địa Trung Hải một thời oai hùng, bị sụp đổ?

A. Đế quốc Hi Lạp. B. Đế quốc Rô-ma.

C. Đế quốc Ba Tư D. Tất cả các đế quốc trên.

Câu 23: Nước nào đi đầu trong việc hiểu biết chính xác về Trái Đất và Hệ Mặt trời? Nhờ đâu?

A. Rô-ma, Nhờ canh tách nông nghiệp.

B. Hi Lạp. Nhờ đi biển.

C. Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc

D. Ba Tư. Nhờ khoa học - kỹ thuật phát triển.

Câu 24: Người nước nào đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4, nên họ định một tháng có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày?

A. Hi Lạp B. Ai Cập

C. Trung Quốc D. Rô-ma

Câu 25: Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?

A. Ai Cập B. Hi Lạp

C. Hi Lạp, Rô-ma D. Ai Cập, ấn Độ

Câu 26: "Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông". Đó là định lí của ai?

A. Pi-ta-go B. Ơ-clit

C. Ta-let D. ác-si-mét

Câu 27: I-li-at và Ô-đi-xê là bản anh hùng ca nổi tiếng của nước nào thời cổ đại?

A. Hi Lạp B. Ai Cập

C. Rô-ma D. Trung Quốc

Câu 28: Tác phẩm nghệ thuật nổi itếng thế giới "Người lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ Mi lô" của nước nào?

A. Hi Lạp B. ấn Độ

C. Trung Quốc. D. Rô-ma

Câu 29: Những công trình kiến trúc tạo nên dáng vẻ oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào?

A. Hi Lạp B. ấn Độ

C. Trung Quốc D. Rô-ma.

CHƯƠNG III: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Câu 1: Vào năm nào nhà Tần thống nhất Trung Quốc?

A. Năm 221 TCN. B. Năm 212 TCN.

C. Năm 122 TCN. D. Năm 215 TCN.

Câu 2: Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại để cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam. Đó là chính sách của triều đại nào ở Trung Quốc?

A. Nhà tần (221 - 206 TCN). B. Nhà Hán (206 TCN đến 220).

C. Nhà Tuỳ (589-618). D. Nhà Đường (618-907)

Câu 3: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?

A. Nhà Hạ. B. Nhà Hán. C. Nhà Tần. D. Nhà Chu.

Câu 4: Nhà Tần ở Trung Quốc tồn tại bao nhiêu năm, sau đó nhà Hán lên thay?

A. 10 năm B. 15 năm C. 20 năm. D. 22 năm

Câu 5: Sự xuất hiện công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào giai đoạn lịch sử nào?

A. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc B. Thời Tam quốc

C. Thời Tây Tấn. D. Thời Đông Tấn.

Câu 6: Năm 770 - 475 TCN, tương ứng với thời nào ở Trung Quốc?

A. Thời Xuân Thu B. Thời Chiến Quốc

C. Thời nhà Tần D. Thời nhà Hán.

Câu 7: Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ:

A. Quan lại B. Quan lại và một số nông dân giàu có.

C. Quý tộc và tăng lữ D. Quan lại, quý tộc, tăng lữ.

Câu 8: Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất hiện từ đâu?

A. Nông dân tự canh.

B. Nông dân công xã rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng.

C. Tá điền.

D. Nông dân giàu có bị phá sản.

Câu 9: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là:

A. Nông dân tự canh. B. Nông dân lĩnh canh.

C. Nông dân làm thuê. D. Nông nô.

Câu 10: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào?

A. Quý tộc với nông dân công xã. B. Quý tộc với nô lệ.

C. Địa chủ với nông dân lĩnh canh. D. Địa chủ với nông dân tự canh.

Câu 11: Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu định cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp. Đó là việc làm của triều đại nào?

A. Nhà Hán B. Nhà Đường C. Nhà Tống D. Nhà Nguyên

Câu 12: Đơn vị hành chính cao nhất dưới thời đại nhà Tần là gì?

A. Trần, phủ. B. Quận, huyện. C. Huyện, xã D. Phủ, thành

Câu 13: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì?

A. Vạn lí trường thành B. Tử cấm thành

C. Ngọ môn D. Lũy Trường Dục.

Câu 14: Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Tần tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. 206 TCN - 221 B. 207 TCN - 222

C. 207 TCN - 221 D. 206 TCN - 212

Câu 15: Dưới thời Tần - Hán, Trung Quốc đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược nào?

A. Việt Nam, ấn Độ

B. Bán đảo Triều Tiên, Các nước phương Nam và Nam Việt.

C. Mông Cổ, Cham-pa.

D. Triều Tiên, ấn Độ, Việt Nam.

Câu 16: ở Trung Quốc, Nho giáo là một trường phái tư tưởng xuất hiện vào thời kì nào? Do ai sáng lập?

A. Thời cổ đại, do Khổng Minh sáng lập.

B. Thời phong kiến Tần - Hán, do Khổng Tử sáng lập

C. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do Mạnh Tử sáng lập

D. Thời cổ đại, do Khổng Tử sáng lập.

Câu 17: Quan điểm cơ bản của Nho giáo là đảm bảo tôn ti trật tự ổn định trong các quan hệ chủ yếu của xã hội. Đó là quan hệ nào?

A. Vua-tôi, cha-con, bạn-bè. B. Vua-tôi, vợ-chồng, cha-con

C. Vua-tôi, cha-con, vợ-chồng D. Các quan hệ trên.

Câu 18: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung

Phụ xử tử trung, tử bất trung bất hiếu" Đó là quan điểm của:

A. Nho giáo. B. Phật giáo C. Đạo giáo D. Thiên chúa giáo

Câu 19: Sắp xếp theo thứ tự cho đúng với thuyết "ngũ thường" của Nho giáo.

A. Nhân - Nghĩa - Lễ - Tín - Trí.

B. Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín.

C. Nhân - Trí - Lễ - Nghĩa - Tín.

D. Nhân - Nghĩa - Tín - Trí - Lễ.

Câu 20: Vào thời kì nào ở Việt Nam, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến?

A. Thời nhà Lý. B. Thời nhà Trần.

C. Thời nhà Lê. D. Thời nhà Hồ.

Câu 21: Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, ghi chép sự thật lịch sử của mấy ngàn năm từ thời kì nào đến thời kì nào?

A. Thời Các triều đại truyền thuyết đến nhà Tần.

B. Thời Các triều đại truyền thuyết đến thời Hán Vũ Đế.

C. Thời nhà Tần đến nhà Hán.

D. Thời nhà Hạ đến nhà Hán.

Câu 22: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà nào?

A. Thời nhà Hán B. Thời nhà Tần

C. Thời nhà Đường D. Thời nhà Tống

Câu 23: Vào thời nào Trung Quốc được thống nhất trở lại?

A. Nhà Tống B. Nhà Đường.

C. Nhà Minh D. Nhà Tuỳ

Câu 24: Ai là người cướp ngôi nhà Tuỳ lập ra nhà Đường?

A. Trần Thắng B. Ngô Quảng

C. Lý Uyên D. Chu Nguyên Chương

Câu 25: Trong khoảng thời gian từ năm 618 - 907 gắn liền với nhà nào ở Trung Quốc?

A. Nhà Tống B. Nhà Đường

C. Nhà Minh D. Nhà Tuỳ

Câu 26: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường gọi là gì?

A. Chế độ công điền B. Chế độ tịch điền

C. Chế độ quân điền D. Chế độ lĩnh canh

Câu 27: Đến thời nhà Tống, người Trung Quốc đã có những phát minh quan trọng, đó là gì?

A. Kĩ thuật luyện đồ kim loại

B. Đóng tàu, chế tạo súng

C. Thuốc nhuộm, thuốc in

D. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết

Câu 28: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới thời nào ở Trung Quốc?

A. Thời nhà Tần B. Thời nhà Hán

C. Thời nhà Đường D. Thời nhà Tống

Câu 29: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu á?

A. Nhà Tần B. Nhà Đường

C. Nhà Minh D. Nhà Thanh

Câu 30: Tình trạng chia cắt loạn lạc sau thời Đường trước thời Tống ở Trung Quốc được sử sách gọi là gì?

A. Thời Đông Tấn B. Thời Ngũ đại

C. Thời Tam quốc D. Thời Tây Tấn

Câu 31: Sau khi nhà Tống bị