Tư liệu tham khảo của giáo viên sinh học lớp 12 PHẦN THỰC HÀNH KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC - QUAN SÁT TẾ BÀO ĐỘNG – THỰC VẬT

PAGE

PAGE 171

PHẦN THỰC HÀNH

KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

QUAN SÁT TẾ BÀO ĐỘNG – THỰC VẬT

I. MỤC ĐÍCH

Thực tập sử dụng kính hiển vi quang học có 2 mắt kính để quan sát các dạng tế bào thực vật và tế bào động vật. Phương pháp tính kích thước thực của tế bào và nhiễm sắc thể bằng sử dụng trắc vi thị kính và trắc vi vật kính.

II. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ: Kính hiển vi một mắt kính và hai mắt kính với các vật kính 10X, 40X; trắc vi vật kính, trắc vi thị kính, lam kính, lamen, panh, kéo, lưỡi dao lam, khăn lau, đèn cồn,..

2. Hoá chất: Dung dịch thuốc nhuộm carmin axêtic 2%, axit axêtic 45%, nước cất, cồn tuyệt đối.

3. Mẫu vật: Tiêu bản cố định, quả dưa hấu.

III. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. Kính hiển vi quang học

Kính hiển vi quang học là dụng cụ quang học để phóng đại các cấu trúc nhỏ bé của sinh vật mà mắt thường không nhìn thấy được. Do đó, nó cần thiết cho việc nghiên cứu về sinh học, đặc biệt dùng kính trong việc nghiên cứu vi sinh học và tế bào học.

Vật quan sát dưới kính hiển vi được phóng đại qua 2 lần kế tiếp nhờ vật kính và thị kính, nên độ phóng đại chung sẽ bằng tích độ phóng đại của vật kính và thị kính.

2. Cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi

Kính hiển vi là một phương tiện kĩ thuật chính xác, cần có những hiểu biết nhất định về nguyên lí cấu tạo, thao tác thực hành đúng khi sử dụng và bảo quản kính theo đúng yêu cầu để tránh hư hỏng.

2.1. Cách sử dụng

– Chuẩn bị kính: Kính hiển vi cần được đặt trên bàn phẳng, chắc chắn, ở nơi có đủ ánh sáng. Đặt kính không quá thấp mà vừa tầm mắt để quan sát được dễ dàng.

– Lấy ánh sáng: Đối với kính hiển vi dùng điện, bật công tắc đèn và vặn chiết áp từ từ cho đèn có độ sáng phù hợp. Đối với kính hiển vi dùng gương để lấy ánh sáng thì phải điều chỉnh mặt phẳng của gương để lấy ánh sáng thiên nhiên (không dùng ánh sáng mặt trời trực tiếp) hoặc điều chỉnh mặt lõm của gương để lấy ánh sáng từ đèn điện, sau đó mở hết các chắn sáng rồi xoay bàn xoay để đưa vật kính có bội giác bé (10X) vào giữa mâm kính, điều chỉnh gương và chắn sáng để được ánh sáng phù hợp.

– Quan sát: Đặt tiêu bản lên mâm kính, điều chỉnh cho vật cần quan sát vào đúng giữa trường kính.

– Quan sát qua vật kính có độ phóng đại nhỏ, dùng ốc điều chỉnh sơ bộ để nâng mâm kính nên sao cho đầu vật kính cách tiêu bản khoảng 0,4 – 0,5mm. Nhìn vào thị kính và hạ từ từ mâm kính xuống cho đến khi nhìn rõ vật cần quan sát rồi tinh chỉnh bằng ốc vi cấp để nhìn thấy vật rõ nét hơn.

– Khi quan sát bằng vật kính có độ phóng đại lớn làm như sau:

Điều chỉnh cho vị trí cần quan sát vào giữa thị trường của kính. Dùng tay xoay nhẹ nhàng và từ từ để vật kính cần sử dụng vào vị trí làm việc.

Mở rộng thêm chắn sáng để tập trung nhiều ánh sáng hơn vào vật quan sát.

Dùng ốc vi cấp điều chỉnh từ từ trong khi mắt đang tập trung vào trường kính cho đến khi nhìn rõ nét tiêu bản.

2.2. Những điều cần chú ý khi quan sát

– Đối với kính dùng điện, kiểm tra điện thế sử dụng (110V hay 220V) được ghi sau đế chân kính. Nếu loại kính dùng điện thế 110V nhất thiết phải dùng nắn dòng trước khi cắm điện.

– Ốc vi cấp có thể vặn được cả hai chiều, mỗi chiều khoảng hai vòng. Nếu đang vặn mà ốc bị kẹt thì dừng tay và xoay lại ngược chiều. Nếu vẫn không nhìn thấy vật cần quan sát thì phải dùng ốc chỉnh sơ bộ để nâng hay hạ mâm kính cho đến khi đã nhìn thấy tiêu bản ở bội giác bé (10X), lúc đó mới đưa vật kính có bội giác lớn vào vị trí làm việc và dùng ốc vi cấp để điều chỉnh cho rõ.

– Khi quan sát tiêu bản ở bội giác lớn 100X nhất thiết phải dùng dầu kính.

– Khi di chuyển kính phải dùng cả 2 tay: tay phải cầm thân kính, tay trái đỡ dưới đế kính.

Nên dùng cả hai mắt để quan sát như thế sẽ quan sát trên kính thời gian lâu hơn, vừa quan sát vừa có thể vẽ hình.

2.3. Bảo quản kính hiển vi

– Kính sau khi dùng phải lau khô bằng khăn mềm, sạch. Nếu đã dùng dầu soi kính thì nhất thiết phải dùng xylen và giấy lau kính chuyên dùng để lau sạch vật kính.

– Để kính hiển vi nơi khô ráo tránh mốc ở bộ phận quang học. Khi không sử dụng kính trong thời gian dài thì cần giữ và bảo quản kính trong tủ kính khô (có thể dùng bóng điện để sấy khô kính trong tủ) hoặc tháo vật kính và thị kính ra cho vào trong hộp nhựa hay túi nilông rồi đặt vào trong bình hút ẩm.

– Kính phải được bảo quản định kì.

3. Thực tập sử dụng kính hiển vi quang học quan sát tế bào và nhân

3.1. Quan sát các dạng tế bào trên tiêu bản cố định (tiêu bản tế bào đỉnh rễ hành, rễ cây ráy,...)

3.2. Quan sát các dạng tế bào ở quả dưa hấu

– Dùng dao lam gọt thật mỏng lớp vỏ ngoài quả dưa hấu đặt lên một phía của lam kính.

– Cắt một lát thật mỏng thịt quả dưa hấu, đặt một mảnh nhỏ lên đầu còn lại của lam kính.

– Nhỏ vào mỗi mẫu một giọt nước cất, đậy bằng lamen.

– Quan sát dưới kính hiển vi ở bội giác bé và nhận xét kết quả. Vẽ tế bào quan sát thấy.

(Tế bào vỏ quả nhỏ, vách tế bào dày, đôi khi quan sát thấy lỗ khí. Tế bào thịt quả lớn và màng tế bào mỏng đôi khi còn quan sát thấy các bó mạch dẫn).

– Cắt lát thật mỏng vỏ hạt và tiến hành làm tiêu bản tương tự như trên, quan sát. So sánh hình dạng tế bào với 2 lát cắt trên (tế bào có vách rát dày).

4. Sử dụng trắc vi vật kính và trắc vi thị kính xác định kích thước thực của tế bào, nhiễm sắc thể

A

Trắc vi thị kính (5mm được chia thành 50 phần bằng nhau)

 Quan sát thấy trên kính hiển vi

Phóng đại phần giữa

Trắc vi vật kính (1mm đ được chia đều thành 100 phần bằng nhau)

 Đặt trắc vi vật kính lên chính giữa bàn kính. Quan sát vạch chia trên trắc vi vật kính bằng vật kính 40 hoặc 100. Khi các vạch thấy rất rõ, dùng tay xoay trắc vi thị kính để các vạch chia song song dọc theo vạch chia trên trắc vi vật kính. Tìm vạch trùng nhau và ghi lại số vạch trên mỗi trắc vi

Vị trí trắc vi vật kính

Vị trí trắc vi thị kính

 Lắp trắc vi thị kính vào vật kính

1 vạch tương ứng với 001mm = 10micromet

B

A

Mỗi vạch trắc vi vật kính tương ứng với 10

Lấy trắc vi vật kính ra khỏi kính và thay vào vị trí đó là tiêu bản cần xác định kích thước hiển vi. Điều chỉnh kính để xem rõ mẫu, đọc số vạch tương ứng với độ lớn mẫu cần đo

( 100

Số vạch đo được trên trắc vi thị kính là

Đường kính của vi khuẩn

= 2,41,2 = 2,88  2,9

( ) (vạch)

Trắc vi thị kính

Xác định kích thước vi khuẩn

Vạch thứ 21 của trắc vi thị kính trùng với vạch thứ 5 của trắc vi vật kính

 Cách tính:

1 vạch của trắc vi thị kính bằng

A. QUAN SÁT CÁC DẠNG TẾ BÀO

I. MỤC ĐÍCH

Nhận dạng các hoá chất và pha chế được các loại dung dịch thường dùng để cố định và nhuộm tế bào. Phương pháp làm tiêu bản hiển vi để quan sát các dạng tế bào, nhận xét về tính nhiều dạng của các loại tế bào. Rèn luyện kĩ năng và thao tác làm tiêu bản tế bào.

II. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, kim mũi mác, lưỡi dao cạo, tiêu bản cố định, đèn cồn, cốc thủy tinh, bút viết bảng, bột phấn màu.

2. Hoá chất: Nước cất, cồn tuyệt đối, cồn metylic (CH3OH), carmin axêtic (2%) Giemsa, xanh metylen, Fuchsin, axit axêtic 45%, dung dịch muối sinh lí (0,6% NaCl).

3. Mẫu vật: Củ hành tây, hoa các loài cây, lá cây thài lài tía, ếch sống.

III. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

1. Một số phương pháp cố định và nhuộm tế bào

1.1. Các chất cố định thường dùng

Chất cố định được dùng nhằm giết nhanh tế bào và mô cơ thể, cố định các cấu trúc và giữ cho tế bào không tiếp tục bị phá hủy, không gây ra những biến đổi lớn về cấu trúc. Do đó, các chất dùng cố định phải có khả năng xâm nhập nhanh vào tế bào, đình chỉ các hoạt động mà vẫn giữ nguyên cấu trúc. Dung tích thuốc định hình phải lớn hơn thể tích của mẫu. Thời gian cố định, loại thuốc cố định, thời điểm để cố định phải thích hợp từng đối tượng nghiên cứu. Sau thời gian cố định thích hợp, lưu giữ trong cồn 70% và bảo quản trong tủ lạnh.

Các chất cố định thường dùng:

– Cồn (êtylic hay mêtylic): thường dùng ở nồng độ 70 ~ 100%.

– Dung dịch Cacnoy (Cồn etilic tuyệt đối : clorofoc : axit axêtic theo tỉ lệ 6 : 3 : 1).

– Thuốc cố định Clarec (Cồn etilic tuyệt đối: axit axêtic đá tỉ lệ 3 : 1).

Ngoài ra còn nhiều dung dịch cố định khác mà ở đó axit axêtic được thay thế bằng axit propionic hay axit cromic...

1.2. Các chất nhuộm tế bào thông thường

+ Nhuộm xanh metylen: thuốc thường dùng để nhuộm màng tế bào thực vật.

+ Nhuộm Carmin: bột màu đỏ có nguồn gốc động vật, tan trong cồn, axit và nước. Nồng độ thích hợp 2% trong axit axetic 45% để nhuộm tế bào và nhiễm sắc thể.

+ Nhuộm Fuchsin: Dung dịch thuốc nhuộm Shift.

+ Nhuộm Giemsa: dùng nhuộm tế bào, nhiễm sắc thể, vi sinh vật.

+ Nhuộm iot–iođua.

Ngoài ra có thể nhuộm bằng axêto– orcein (C28H24N2O7) theo quy trình như Carmin, …

2. Quan sát các dạng tế bào

2.1. Làm tiêu bản quan sát tế bào vỏ hành

– Bóc bỏ lớp vỏ khô bên ngoài của hành. Bổ dọc củ hành làm hai. Dùng kim mũi mác bóc lớp vỏ lụa của lá trong, lá giữa và lá ngoài cùng.

– Cắt một miếng nhỏ (3  5mm) đặt lên lam kính đã nhỏ sẵn một vài giọt thuốc nhuộm xanh metylen hoặc carmin axêtic. Đậy lamen sao cho không có bọt khí dưới lamen. Để yên tại bàn, sau 20 phút tiến hành quan sát trên kính hiển vi. Có thể làm khô bằng hơ nhẹ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn, để nguội lại và quan sát. So sánh hình dạng tế bào của các tiêu bản lá hành.

– Ở độ phóng đại nhỏ (vật kính 10X, thị kính 10X), có thể thấy tế bào hành dài, hình chữ nhật, hình đa giác xếp sít nhau. Mỗi tế bào có màng tế bào, nhân, màu xanh đậm hoặc vàng (nếu dùng iot–iođua). Ở độ phóng đại lớn hơn có thể thấy những chi tiết về cấu tạo tế bào.

– Tế bào thực vật có vách xenlulozơ bao phía ngoài màng, lớp này thường dính liền nhau với màng sinh chất nên ta khó quan sát rõ bằng kính hiển vi quang học. Tế bào chất là các đám hạt nhỏ màu xanh (hoặc vàng) nhạt. Nhân tế bào nằm giữa tế bào hoặc ở một phía thành tế bào, còn một hai chấm sáng đó là hạch nhân.

2.2. Quan sát hình dạng của tế bào hạt phấn

– Gõ nhẹ bao phấn của nhiều loài hoa để hạt phấn rơi lên lam kính.

– Nhỏ 2 giọt Carmin lên mẫu và trộn đều, sau đó đậy bằng lamen.

– Quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 400 ~ 800 lần. So sánh hình dạng các hạt phấn.

2.3. Quan sát tế bào lỗ khí

Tế bào lỗ khí bao gồm hai tế bào hình hạt đậu nằm giữa các tế bào biểu bì lá. Hai tế bào xếp đối xứng thành dày vào nhau. Ở mỗi tế bào hạt đậu có nhân tế bào, lục lạp và các bộ phận khác nằm trong tế bào chất. Ở lá của cây Hai lá mầm, tế bào lỗ khí thường phân bố chủ yếu ở biểu bì mặt dưới của lá, còn trong lá của cây Một lá mầm, các tế bào khí khổng thường phân bố đều ở cả hai mặt lá.

Tách biểu bì lá. Dùng lưỡi dao cạo, kim mũi mác tách lớp biểu bì của mặt dưới lá thài lài tía. Ngâm vào cồn tuyệt đối. Sau đó đặt biểu bì lên lam kính, nhỏ một giọt nước, đậy lamen lên. Đặt lên kính hiển vi quan sát.

2.4. Quan sát hình dạng tế bào và lông tế bào niêm mạc hàm trên miệng ếch

– Mở miệng ếch bằng cách cầm ngả ếch trong lòng bàn tay, dùng ngón trỏ kéo hàm dưới của ếch xuống. Dùng bụi phấn màu cho vào trong hàm trên của ếch.

– Quan sát dòng di chuyển của bột phấn đi vào thực quản ếch.

– Mở to miệng ếch, dùng lam quét cạo lấy lớp tế bào niêm mạc phía trong hàm trên ếch. (Có thể cố định ếch trên giá, dùng panh và lam quét để mở miệng ếch sẽ dễ dàng hơn).

– Đưa lớp niêm mạc lấy được dầm trong 1 – 2 giọt dung dịch muối sinh lí đã nhỏ sẵn trên lam kính. Đậy bằng lamen và quan sát trên kính. Ghi nhận kết quả và vẽ tế bào quan sát được.

2.5. Quan sát tế bào niêm mạc xoang miệng

Dùng lam quét đã được khử trùng, lấy một lớp tế bào phía trong khoang miệng

– Phết lên lam kính tế bào niêm mạc miệng đã lấy ra và để khô tự nhiên.

– Nhỏ lên chỗ mẫu vài giọt xanh mêtylen và để tại chỗ trong nhiều phút để nhuộm tế bào.

– Sau khi nhuộm rửa nhẹ lam kính trong nước cất để loại bỏ thuốc nhuộm.

– Nhỏ lên chỗ mẫu giọt nước cất, đậy mẫu bằng lamen sạch và đưa lam kính lên kính hiển vi chuẩn bị quan sát.

Quan sát sẽ thấy cấu tạo tế bào niêm mạc miệng giống với tế bào vỏ hành về các thành phần gồm: màng, nguyên sinh chất và nhân. Nhưng màng tế bào niêm mạc miệng rõ ràng hơn so với màng tế bào vỏ hành, không quan sát thấy không bào. Mỗi tế bào đều có nhân bắt màu mạnh, không thấy hạch nhân. Hình dạng tế bào thường là hình tròn, hình đa giác nằm rời rạc.

B. NHẬN DẠNG CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG TẾ BÀO

I. MỤC ĐÍCH

– Nhận biết được một số thành phần hoá học của tế bào như prôtêin, lipit, các loại đường có trong củ, lá thông qua các thí nghiệm. Rèn luyện kĩ năng và thao tác thực hành.

II. CHUẨN BỊ

1. Mẫu vật: Đường glucozơ, saccarozơ, cùi dừa, sữa, trứng gà, củ khoai tây, khoai lang, hạt lạc sống, gan lợn hoặc gà, lá cây (mướp, ngô,...).

2. Hoá chất: HCl đậm đặc, axit axêtic đặc, NaOH, CuSO4, dung dịch Benedict, nước cất, cồn, glyxêrin, etanol, Na(CH3COOH).

3. Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, dao lam, kim mũi mác, giấy quỳ, giá ống nghiệm, bếp, đèn cồn, dụng cụ thủy tinh (cốc đun, ống nghiệm,...), ống nhỏ giọt, cối sứ.

III. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm 1: Nhận biết đường đơn và đường đôi

– Cho dung dịch glucozơ vào ống nghiệm với vài giọt dung dịch Benedict, đun sôi 5 phút trong cốc nước. Quan sát và nhận xét kết quả.

– Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm đã có vài giọt Benedict, đun sôi. Quan sát và nhận xét (không có phản ứng gì xảy ra như ở thí nghiệm đối với glucozơ  saccarozơ không có tính khử).

– Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm, cho thêm 2 giọt HCl đậm đặc và đun sôi trong 10 phút. Sau dó, trung hoà bằng NaOH (dùng giấy quỳ để nhận biết), nhỏ thêm 1ml dung dịch Benedict vào. Quan sát và nhận xét (Có phản ứng gì xảy ra như ở thí nghiệm đối với glucozơ không? Giải thích).

Thí nghiệm 2: Phát hiện tinh bột trong lá

Lấy lá cây mướp, ngô cho vào ống nghiệm, cho rượu êtylic vào và đun sôi trên đèn cồn để rút hết diệp lục và làm tinh bột biến thành hồ tinh bột. Sau đó dùng kẹp cặp và nhúng lá vào dung dịch kali iotat có nồng độ loãng. Mô lá sẽ có màu gì?

Thí nghiệm 3: Phát hiện glicôgen trong gan

– Nghiền nhỏ mẫu gan lợn hoặc gan gà trong cối sứ rồi lấy ra một ít đặt lên lam kính.

– Cho thêm vào mẫu vài giọt dung dịch KI và quan sát, nhận xét kết quả.

Thí nghiệm 4: Nhận biết các hạt dầu (lipit) trong cùi quả dừa

– Cắt nhỏ cùi dừa cho vào ống nghiệm và cho thêm vào vài ml cồn. Lượng cồn trong ống nghiệm phải ngập hết cùi dừa, lắc đều trong ít phút.

– Để cùi lắng xuống và dùng pipet hút phần dịch nổi cho vào một ống nghiệm khác có đựng 3ml nước. Quan sát kết qủa và giải thích hiện tượng.

Thí nghiệm 5: Nhận biết prôtêin

– Dùng 3ml sữa (hoặc 10ml dung dịch lòng trắng trứng: lòng trắng một quả trứng + 0,5 lít nước + 3ml NaOH) cho vào 1 ống nghiệm rồi cho thêm vài giọt CuSO4 1%, lắc đều. Quan sát và nhận xét kết quả.

(Dung dịch từ màu xanh biến thành màu tím đặc trưng của phản ứng Biurê  có sự hiện diện của prôtêin).

C. THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH

I. MỤC ĐÍCH

Quan sát hiện tượng thẩm thấu qua màng dẫn đến co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật, hiện tượng tan bào và teo bào ở tế bào động vật, giải thích cơ chế thông qua đó củng cố kiến thức về sự trao đổi chất qua màng tế bào. Rèn luyện kĩ năng và thao tác thực hành.

II. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ: Kính hiển vi với các vật kính 10X, 40X, lam kính, lamen, kim mũi mác, lưỡi dao cạo, đèn cồn, cốc thủy tinh, đĩa đồng hồ, giấy thấm.

2. Hoá chất: Nước cất, dung dịch NaCl 10% và 0,6%.

3. Mẫu vật: Lá rong mái chèo tươi, củ hành khô, thân hành ta, ếch sống (hoặc máu tươi của ếch).

III. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm 1: Quan sát tế bào và các bào quan trong tế bào lá cây rong mái chèo

Ngâm lá rong còn tươi trong cốc nước 300C trong thời gian 15 phút. Cuộn lá đó vào ngón tay trỏ của bàn tay trái để làm chỗ tì, tay phải cầm lưỡi dao lam, cạo hớt nhẹ một lớp mỏng trên mặt lá. Đặt miếng lá đó lên lam kính, nhỏ một giọt nước, đậy lamen, quan sát trên kính hiển vi.

Lúc đầu quan sát ở bội kính bé trước rồi chuyển sang quan sát ở bội giác lớn. Ta thấy các tế bào xếp sát nhau, chung quanh có thành, sát mép thành có tế bào chất, trong tế bào chất có các hạt lục lạp màu lục, ta cũng thấy nhân phình to hơn lục lạp.

Quan sát, vẽ tế bào và các bộ phận nhỏ trong tế bào.

Thí nghiệm 2. Co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật (củ hành khô)

Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào biểu bì hành. Đặt miếng biểu bì trên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước, đậy lamen và quan sát. Ta thấy vô số tế bào hành xếp sát nhau. Mỗi tế bào được cấu tạo bởi màng, nguyên sinh chất, nhân. Các không bào trong tế bào tương đối lớn chiếm phần lớn thể tích của tế bào.

Nhỏ vào mép lamen một giọt nước muối NaCl 10%. Dùng miếng giấy thấm đặt ở phía bên kia lamen để hút hết phần nước cho đến khi dung dịch muối thay thế hoàn toàn. Sau 1 – 2 phút ta thấy màng tế bào tách khỏi lớp vỏ xenlulozơ  thể tích tế bào chất bị thu hẹp lại. Đó là hiện tượng co sinh chất.

Giữ nguyên tiêu bản ở vị trí này, dùng ống hút nhỏ một vài giọt nước ở một mép lamen và ở mép lamen phía đối diện, dùng giấy thấm hút hết dung dịch muối ra, quan sát sẽ thấy hiện tượng ngược lại với co nguyên sinh chất: Thể tích của tế bào chất và các không bào dần dần mở rộng trở về vị trí ban đầu do nước được hút ngược trở lại. Đó là hiện tượng phản co nguyên sinh.

Nếu giết chết tế bào (hơ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn) hoặc giữ trạng thái tế bào co nguyên sinh sau một thời gian dài. Lặp lại thí nghiệm và nhận xét hiện tượng.

Cũng cách làm tương tự trên, ta cho tế bào trong dung dịch NaCl 0,6%. Quan sát hiện tượng xảy ra và tự giải thích.

Thí nghiệm 3. Co nguyên sinh ở tế bào thực vật (thân hành)

– Cắt một đoạn thân hành (phần thân màu trắng). Dùng lưỡi lam bổ dọc thành hai, sau đó bóc tách các lá.

– Bóc lớp biểu bì trong của lá hành giữa và đặt lên lam kính.

– Dùng 2 lamen đặt hai bên miếng biểu bì hành và nhỏ vào giữa một giọt dung dịch đường 20%, dùng lamen thứ 3 đậy lên mẫu.

Quan sát dưới kính ở thời điểm sau khi nhỏ đung dịch đường, sau 10 phút và sau 20 phút. Nhận xét kết quả và giải thích.

Thí nghiệm 4. Hiện tượng tan bào và teo bào ở động vật (tế bào máu người hoặc máu ếch)

Nhỏ một giọt máu người hoặc máu ếch lên lam kính, đậy lamen, quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy rất nhiều tế bào hình cầu trôi lơ lửng trong huyết tương của máu, hồng cầu là những huyết cầu sáng và không màu, có hình đĩa với hai mặt lõm. Quan sát sự thay đổi hình dạng của các hồng cầu này khi để chúng trong dung dịch có áp suất thẩm thấu khác nhau.

Nhỏ vào mép lamen một giọt NaCl 0,6%, quan sát ở bội giác 40X thấy các hồng cầu bị trương lên, tế bào bị căng phồng rồi vỡ tung đó là hiện tượng tan bào. Khi đặt hồng cầu trong dung dịch nhược trương (NaCl 0,6%) gây ra trạng thái nước đi vào tế bào nên tế bào bị trương lên và vỡ tung (Trường hợp là máu ếch thì không có hiện tượng trên xảy ra vì dung dịch NaCl 0,6% là đẳng trương đối với máu ếch).

Lấy một giọt máu khác, đậy lamen, nhỏ một giọt NaCl 10% vào mép lamen. Hiện tượng xảy ra tương tự như tế bào vỏ hành. Nhưng vì tế bào hồng cầu có hai lớp màng mỏng ngoài cùng khi nước từ trong tế bào chảy ra ngoài làm cho thể tích tế bào bị thu hẹp lại, màng tế bào nhăn nhúm. Đó là hiện tượng teo bào ở hồng cầu khi để trong dung dịch ưu trương.

Cho biết hiện tượng gì đã xảy ra và giải thích nguyên nhân? Điền vào các ô trống có dấu chấm hỏi câu trả lời thích hợp?

?

?

?

?

?

?

?

D. SỰ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO

I. MỤC ĐÍCH

Quan sát sự phân bào nguyên nhiễm ở tế bào sinh dưỡng và phân bào giảm nhiễm ở tế bào sinh dục. Hình thái và hoạt động của NST qua các kì của 2 quá trình phân bào và sự sai khác có ý nghĩa của 2 quá trình này.

II. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, kim mũi mác, lưỡi dao cạo, đèn cồn, cốc thủy tinh, bình đung ổn nhiệt, đĩa đồng hồ, giấy thấm, panh, kéo.

2. Hoá chất: Dung dịch cố định (3 cồn : 1 axetic); thuốc nhuộm Shiff, axêto–carmin 2%, H2O cất, cồn tuyệt đối, axit axêtic, xylen.

3. Mẫu vật: Củ hành tây, hành ta, hạt đại mạch (để lấy rễ non); châu chấu đực.

III. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

Thí nghiệm 1: Quan sát phân bào nguyên nhiễm ở tế bào rễ hành

Ngâm cho hành ra rễ trước thí nghiệm độ 4 – 7 ngày (ngâm củ trong cốc có nước).

Khi có rễ dài khỏang 1cm, dùng dao cạo cắt 1 đoạn 0,5cm (kể từ chóp rễ). Cố định rễ trong dung dịch cố định trong 2 giờ.

Mẫu rễ sau khi đã được cố định thì rửa sạch bằng nước cất và cho vào các dung dịch thuốc nhuộm (dung dịch carmin axetic 2% : HCl 1N (9:1)) trong 2 ngày.

Rễ đã nhuộm trên đây, thuỷ phân trong 45% dung dịch axetic nóng trong khoảng 30 giây trên ngọn đèn cồn.

Làm tiêu